xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề toán, lý đều khó

Nhóm Phóng viên

Thí sinh dự thi môn toán đạt 76,95%, buổi chiều thi vật lý, số thí sinh chỉ còn 76,34% - 60 thí sinh vi phạm quy chế tuyển sinh, bị xử lý kỷ luật

Hôm qua, 4-7, gần 700.000 thí sinh (TS) cả nước đã hoàn thành ngày thi đầu tiên của đợt I kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2011.
 
Đề không sai sót

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết tỉ lệ TS dự thi môn toán (buổi sáng) đạt 76,95%. Buổi chiều thi vật lý, số TS chỉ còn 76,34%. Tại TPHCM, hầu hết các trường đều có trên 80% TS dự thi. Trường ĐH Kinh tế - Luật và Trường ĐH Sư phạm TPHCM cùng có 2 TS đi trễ không được vào phòng thi.
 
img
Giám thị kiểm tra giấy thi của thí sinh trong buổi thi môn vật lý tại Hội đồng thi Trường THCS Minh Đức, điểm thi của Trường ĐH Kinh tế TPHCM. Ảnh: THÙY VINH

Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, đề thi được bảo mật tuyệt đối và nội dung nằm trong chương trình trung học, không có sai sót cả về nội dung và hình thức. Trong ngày thi đầu tiên, cả nước có 60 TS vi phạm quy chế tuyển sinh, bị xử lý kỷ luật (22 TS bị khiển trách, 9 TS bị cảnh cáo và 26 TS bị đình chỉ thi); 3 TS đến muộn không được dự thi.

Hầu hết TS sau hai buổi thi đều cho biết cả đề thi toán và lý đều khó. Ông Trần Quang Phú, Trung tâm Luyện thi ĐH Vĩnh Viễn – TPHCM, nhận xét: Nhìn tổng quát, đề thi lý quá ít lý thuyết, phần cơ bản chỉ có 22% lý thuyết, phần nâng cao được 3 câu lý thuyết (6%); bài tập vẫn nhiều câu khó và hầu hết nhắm vào phần dao động cơ học, sóng cơ học, điện xoay chiều. Ông Phú cũng cho rằng so với năm 2010, đề lý năm nay khó hơn nên TS khó đạt điểm 9, điểm 10; nếu dành đề cho học sinh giỏi thì khá hay nhưng cũng không đủ thời gian làm bài, chỉ có cách tô bừa đáp án vì không làm kịp.

Vẫn “chết” vì điện thoại

Mặc dù đã được nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn còn nhiều TS bị đình chỉ do mang điện thoại vào phòng thi. Hội đồng thi Trường ĐH Thủy lợi có 3 TS rơi vào tình trạng này, trong đó có 1 TS bị phát hiện chỉ sau thời gian làm bài vài phút. Ông Nguyễn Quang Kim, Chủ tịch Hội đồng thi Trường ĐH Thủy lợi, cho biết dù điện thoại của TS này dù tắt nguồn nhưng vẫn vi phạm quy chế nên phải đình chỉ thi.

Tại Trường ĐH Giao thông Vận tải, sau khoảng 30 phút phát đề, hai TS (ở điểm thi tại Trường ĐH Giao thông Vận tải và ở điểm thi Trường Tiểu học Mỹ Đình - Hà Nội) cũng bị phát hiện mang theo điện thoại. Theo ông Lê Hoài Đức, Trưởng Phòng Công tác Chính trị sinh viên - Trường ĐH Giao thông Vận tải, do thấy túi quần TS cộm lên nên các giám thị kiểm tra và phát hiện.

Tình trạng này cũng xảy ra tương tự tại Trường ĐH Nông Lâm TPHCM (1 TS), Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (2 TS), Trường CĐ Công Thương TPHCM (1 TS), Trường ĐH Phòng cháy Chữa cháy (2 TS), Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM (2 TS).

Hội đồng Tuyển sinh Trường ĐH Đại Nam cũng phát hiện 1 TS kẹp điện thoại giữa hai bàn chân suốt một giờ rưỡi trong buổi thi toán. Giám thị đã báo với công an tới kiểm tra các cuộc gọi đi, gọi đến trong điện thoại nhưng không phát hiện bất thường và TS này cũng bị đình chỉ thi. Ở môn thi vật lý, tại địa điểm thi khu A của Trường ĐH Tại chức Cần Thơ, 1 TS bị đình chỉ thi do viết công thức lên vỏ máy tính.

Sử dụng tài liệu, gặp nạn

Tại Trường ĐH Đại Nam, sau 2 giờ làm bài môn toán, giám thị phát hiện 1 TS đem tài liệu vào phòng thi và lập biên bản đình chỉ thi. Tại Hội đồng thi Trường THCS Nguyễn Thị Định - TPHCM (một điểm thi của Trường ĐH Tôn Đức Thắng), cũng có 1 TS sử dụng tài liệu bị đình chỉ thi. Một trường hợp tương tự xảy ra tại Hội đồng thi Trường THCS Hàn Thuyên – TPHCM (địa điểm thi của Trường ĐH Tài chính – Marketing).

TS Lê Thị Hoàng Hoanh (ngụ tỉnh Lâm Đồng) từ sáng sớm đã đến địa điểm thi Trường ĐH Sư phạm TPHCM và khóc vì bị giật túi xách trên đường đi, trong đó có giấy báo thi. TS này đã được trường cấp lại giấy báo thi và kịp thời thi môn toán. Tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng cũng có một trường hợp như vậy. Một TS tại Hội đồng thi Trường  THPT Trần Phú – TPHCM (điểm thi của Trường ĐH Tài chính – Marketing) bị mất hết giấy tờ và tiền bạc đã được trường quyên góp để giúp kinh phí, nhờ đó tiếp tục ở lại TPHCM dự thi.
 
Dành cho học sinh khá trở lên

Đề toán khối A năm nay tương đối khó hơn các năm trước. Tỉ lệ kiến thức của lớp 12 chiếm 70%, còn lại là kiến thức các lớp 10, 11. Câu 1 là hàm số nhất biến với phần 1 là phần cơ bản mà TS có thể thực hiện dễ dàng. Câu 7a cũng là câu số phức đơn giản nên TS trung bình có thể giải trọn vẹn.

Có 3 câu dành cho TS trung bình khá, gồm: Với phần 2 của câu 1, TS nắm vững hệ số góc k = f’ (x0), định lý Vi-ét và các kỹ năng tính toán chính xác thì mới đạt được kết quả đúng; câu 3 là câu tích phân xác định tương đối phức tạp, TS cần tách làm 2 tích phân, trong đó có một tích phân phải chú ý tới dạng đạo hàm của mẫu và sử dụng công thức quen thuộc du/u; câu 7b là câu số phức, tính toán tương đối phức tạp nhưng biến đổi cũng đơn giản.

Các câu còn lại đều là những câu dành cho TS khá. Cụ thể: Phần 1 của câu 2 là phương trình lượng giác nên TS chỉ cần đưa về cùng một góc, đặt nhân tử chung và điều kiện trong lượng giác là giải được. Phần 2 của câu 2 là hệ phương trình gồm 2 ẩn x, y, TS phải chú ý đến phương trình thứ 2 biết cách nhóm số hạng đưa về dạng tích bằng 0 và nhận thấy nhanh dạng đẳng cấp thuần nhất khi kết hợp hai phương trình lại; câu 4 là hình học không gian thuần túy, TS phải nắm vững tính chất 2 mặt phẳng cùng vuông góc mặt thứ 3 và tính chất giao tuyến song song, công thức tính thể tích có đáy là hình thang vuông; câu 6a.1 là hình giải tích phẳng, TS cần tham số hóa tọa độ điểm M từ diện tích ta có phương trình IM2 = 25 giải ra tham số m; câu 6a.2 là hình giải tích không gian, TS chỉ cần đặt tọa độ M rồi dùng các điều kiện của đề để thiết lập nên hệ phương trình, từ đó xác định các tọa độ của M; câu 6b.1 là hình học giải tích Conic, TS phải ứng dụng bất đẳng thức Côsi để tìm ra lời giải cuối cùng; câu 6b.2 là hình giải tích không gian, TS phải đặt tham số của tọa độ B đơn giản rồi từ điều kiện tam giác OAB đều để tìm ra các tham số đó.

Có một câu dành cho TS xuất sắc, đó là câu 5 tìm giá trị nhỏ nhất của một biểu thức không đối xứng và điều kiện ràng buộc cũng không đối xứng. Đây là một câu cực khó.
 
Trần Minh Thịnh (Giáo viên Trường -THPT Bùi Thị Xuân – TPHCM)
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo