xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đổi mới dạy học bằng giáo án điện tử

* Trong giáo dục điện tử, vai trò người thầy dần dần được thay đổi. Người thầy không còn giữ vai trò trung tâm mà chuyển sang vai trò nhà điều phối, hướng vào trung tâm học sinh* Các bài giảng điện tử cho phép giáo viên diễn đạt tốt các phương pháp sư phạm, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy

Ngày 12-3, Trường THPT Dân lập Ngôi Sao (Q. Bình Tân - TPHCM) đã tổ chức thao giảng 3 tiết văn bằng giáo án điện tử (GAĐT) trước gần 100 đồng nghiệp đến từ các trường bạn.

Màn hình thay cho cái bảng truyền thống

Tiết dạy Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử cho học sinh lớp 11 do cô Lê Thị Kim Oanh thực hiện. Màn hình lớn thay cho cái bảng truyền thống lần lượt hiện ra các khổ thơ, hình ảnh êm đềm của sông Hương và cầu Trường Tiền quyện với lời dẫn giải của giáo viên thật sinh động và lôi cuốn suốt tiết học. Ở phần kết bài, giọng ngâm bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ như một cao trào đẩy cảm xúc lên cao, người học thấy hết cái hay của bài thơ và tình yêu thiên nhiên, đất nước mà tác giả muốn gởi gắm.

Ngày 20-3, tại Trường THPT Tư thục Trương Vĩnh Ký cũng đã tổ chức hội thảo khoa học vận dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quy trình dạy học. Cuộc hội thảo được cụ thể bằng giờ lên lớp bài học “Văn hóa Việt Nam” môn giáo dục công dân - một môn được cho là dễ nhàm chán - cho học sinh lớp 12A của thầy Nguyễn Thanh Liêm.

Sinh động, nhớ lâu

Em Thu Hương, lớp 12A7 Trường THPT Tư thục Trương Vĩnh Ký, nhận xét sau tiết học: “Với phương pháp này, chúng em được xem rất nhiều hình vẽ, các thầy cô có nhiều thời gian hơn để giảng bài”. Môn Anh văn thì nhiều học sinh có ý kiến: “Lúc trước, nhiều khi học từ mới chúng em khó có thể nhớ lâu được, bây giờ học từ mới có cả hình ảnh minh họa và được nghe giọng người bản xứ đọc, ai cũng thấy thích thú và nhớ lâu”. Môn lý có nhiều thí nghiệm bằng đồ họa vi tính rất sinh động và hấp dẫn. Em Quỳnh Anh, lớp 12A1, nói: “Đối với những hình vẽ khó, thầy cô có thể cho chúng em xem lại nhiều lần mà không mất thời gian nhiều”.

Nhận xét về hiệu quả của các tiết dạy bằng GAĐT, thạc sĩ Đỗ Thị Thanh Thiên, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Dân lập Ngôi Sao, nói: “Qua các lần tổ chức lấy ý kiến của giáo viên trong và ngoài nhà trường về việc vận dụng CNTT để cải cách phương pháp dạy học, tôi thấy các ý kiến đều khẳng định việc cải cách phương pháp dạy học đi theo định hướng này là hoàn toàn đúng đắn, cần nhanh chóng phát triển”.

Các giáo viên đều có khả năng thiết kế giáo án điện tử

Giáo sư - Nhà giáo Nhân dân Hoàng Như Mai, Hiệu trưởng Trường THPT Tư thục Trương Vĩnh Ký, cho biết: Khi bắt tay vào việc vận dụng CNTT vào dạy học, nhà trường gặp rất nhiều khó khăn. Vốn đầu tư cho việc mua sắm thiết bị và phần mềm cũng phải tốn cả chục tỉ đồng. Thêm một khó khăn nữa là hầu hết giáo viên trình độ tin học còn yếu nên ban đầu họ rất bỡ ngỡ. Tuy nhiên, các nghiên cứu và một số kết quả ban đầu thực hiện được tại Trung tâm Công nghệ Dạy học – Viện Nghiên cứu Giáo dục TPHCM cho thấy rằng các giáo viên với khả năng sư phạm và kinh nghiệm giảng dạy vốn có, nếu được bồi dưỡng về kiến thức tin học, hoàn toàn có khả năng thiết kế được các bài giảng điện tử để diễn đạt tốt các phương pháp sư phạm, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy.

Với kết quả bước đầu đầy khả quan, giáo sư Hoàng Như Mai cho biết, trong thời gian tới, nhà trường sẽ lên kế hoạch mua sắm thêm trang thiết bị để tăng số tiết sử dụng GAĐT nhằm đạt kết quả cao nhất trong giảng dạy. Việc vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại vào việc cải cách phương pháp dạy học đã và đang trở thành một phong trào sôi nổi ở các trường phổ thông. Nhưng theo giáo sư Hoàng Như Mai, dù sao phong trào này vẫn còn mang tính tự phát, vì thế rất cần có sự hướng dẫn cụ thể của các cấp quản lý giáo dục.

Q.Ân - H.Lân

----------------------------------------------------

Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Cường, Trung tâm Công nghệ Dạy học - Viện Nghiên cứu Giáo dục TPHCM

Thể hiện được các phương pháp sư phạm

Nhờ vào khả năng tuyệt vời của máy tính, các giáo viên có thể xây dựng các bài giảng điện tử bao gồm các công cụ đa phương tiện (multimedia) như: văn bản, đồ họa, hình ảnh, âm thanh, hoạt cảnh (video)... một cách sinh động, thu hút sự tập trung của người học, đồng thời dễ dàng thể hiện được các phương pháp sư phạm nhằm tăng khả năng tích cực chủ động tham gia học tập của người học.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo