Chung kết diễn đàn năm 2018, có 2 dự án đoạt giải nhất, cùng với dự án của cô giáo Nguyễn Thị Diến và dự án phân tích các dấu hiệu ngữ dụng qua các Talkshow và các clip trên youtube bậc ĐH của cô Trần Hương Quỳnh, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Diễn đàn lần này có 50 sản phẩm lọt vào vòng chung kết Diễn đàn giáo dục sáng tạo Việt Nam 2018 (diễn ra trong 2 ngày 12 và 13-1) là 50 công trình giáo dục sáng tạo của giáo viên khắp mọi miền đất nước. Đáng ghi nhận là 50 sản phẩm này được thiết kế, ứng dụng bằng công nghệ thông tin (CNTT)
Giáo viên tham dự diễn đàn
Đây là diễn đàn giáo dục sáng tạo trên nền tảng CNTT lớn nhất cả nước, thu hút hàng ngàn giáo viên tham gia. Tiền thân của diễn đàn là cuộc thi giáo viên sáng tạo trên nền tảng CNTT do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Microsoft Việt Nam tổ chức từ năm 2014. Cuộc thi đã lựa chọn được nhiều gương mặt nhà giáo xuất sắc tham dự diễn đàn giáo dục toàn cầu của Microsoft tổ chức vào tháng 3 hằng năm.
Diễn đàn giáo dục sáng tạo năm 2018 thu hút hơn 400 bài thi của giáo viên trên khắp cả nước, ở hầu hết các môn học, gồm: toán, stem, khoa học, ngữ văn, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, ngoại ngữ, giáo dục công dân, các bài giảng tích hợp liên môn…
Trưng bày sản phẩm tại Diễn đàn giáo dục sáng tạo
Theo đánh giá từ ban tổ chức, những sản phẩm của giáo viên không đơn thuần chỉ là bài giảng thông thường mà là công trình khoa học nghiêm túc, chu đáo. Trong đó có những dự án mang tính nhân văn sâu đậm như dự án "Hành trình giải cứu nhựa chết" của cô giáo Nguyễn Thị Duyên ở Quảng Trị, hay dự án "giúp học sinh yêu thích CNTT và hướng dẫn nghiên cứu thực hiện các dự án áp dụng vào cuộc sống" của thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn tại Vĩnh Long. Theo thầy Tuấn, dự án nhằm khơi dậy tình yêu và đam mê CNTT cho học sinh, giúp các em vùng nông thôn huyện Vũng Liêm tiếp cận với phương pháp dạy học stem, học lập trình và áp dụng các sản phẩm dự án vào cuộc sống.
Cô Nguyễn Thị Diến với dự án đồng giải nhất
Tác giả của dự án liên môn văn học- tin học "Hãy kể tôi nghe chuyện tuổi 16 của bạn" của cô Hoàng Thị Minh Hoa, giáo viên văn Trường THCS-THPT Đinh Thiện Lý (TP HCM) đã minh chứng rõ ràng rằng CNTT là công cụ quan trọng để kết nối kiến thức với thực tế và với các môn học khác, giúp bài giảng thêm sống động, thú vị.
Bình luận (0)