xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đưa quá nhiều bạo lực vào SGK

Lê Hoàng Minh (Giáo viên tại TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang)

Hiện nay, sách giáo khoa còn nhiều cảnh bạo lực hãi hùng khiến người dạy văn, học văn phải sợ. Những người biên soạn sách giáo khoa mới cần nghiên cứu, chọn lọc đưa vào chương trình học những tác phẩm đậm chất văn chương và tính nhân văn

Là giáo viên dạy môn ngữ văn, tôi thấy tội nghiệp và thương học sinh ngày nay vì các em phải vùi đầu học những trang sách giáo khoa (SGK) dài lê thê đến 9-10 mặt giấy, trong đó chứa đầy tính bạo lực mà lẽ ra ở độ tuổi non nớt này, các em không nên tiếp xúc.

Nhiều cảnh hãi hùng

Học sinh lớp 7 đã tiếp xúc với những đoạn văn chứa lời lẽ sỗ sàng, vô lễ như thế này: Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng. Đến nơi, họ không chào hỏi gì cả, cậu Chân, cậu Tay nói thẳng với lão: Chúng tôi hôm nay đến không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa  (sách Ngữ văn 7, tập 2, trang 77).

Học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP HCM) trong giờ học môn văn Ảnh: Tấn Thạnh
Học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP HCM) trong giờ học môn văn Ảnh: Tấn Thạnh

Lời lẽ nói năng, xưng hô gay gắt, thô lỗ cộc cằn của một số kẻ ngoài đời sao lại đưa vào SKG? Ở một tác phẩm khác, kèm theo những câu hỏi hằn học là hành vi đầy bạo lực của những tay uống rượu như hũ chìm. Sau nữa là cảnh giãy giụa lạnh xương sống khiến nhiều học sinh lắc đầu, ngao ngán, sợ hãi: Hắn rút dao ra xông vào. Bá Kiến ngồi nhỏm dậy. Chí Phèo đã văng dao tới rồi. Bá Kiến chỉ kịp kêu một tiếng. Chí Phèo vừa chém túi bụi vừa kêu làng thật to. Hắn kêu làng, không bao giờ người ta vội đến. Bởi thế, khi người ta đến thì hắn cũng đang giãy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi. Mắt hắn trợn ngược. Mồm hắn ngáp ngáp, muốn nói nhưng không ra tiếng. Ở cổ hắn máu vẫn còn ứ ra… (sách Ngữ văn 11, trang 154).

Thật khủng khiếp với cảnh đầu rơi máu đổ quá ghê rợn, cảnh đâm chém giết hại nhau quá man rợ do bất đồng, mất đoàn kết, thiếu tình người, rồi tìm cách trả thù. Đoạn văn sau nữa chứng minh điều đó qua một loạt hành vi hết sức khủng khiếp: Đăm Săn bừng tỉnh, chộp ngay một cái chày mòn, ném trúng vành tai kẻ địch… Nói rồi Đăm Săn đâm phập một cái, cắt đầu Mtao Mxay đem bêu ngoài đường… (sách Ngữ văn 10, tập 1, trang 33).

Sách Ngữ văn 12 nhiều bạo lực nhất. Điển hình là bản chất vũ phu của A Sử khi hành hung Mị. Đọc đoạn văn sau đây, nhiều nữ sinh đã phải che mặt vì quá ghê sợ: A Sử bước lại nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi dây ra trói đứng Mị vào cột nhà… (sách Ngữ văn 12, tập 2, trang 8).

Bạo hành gia đình diễn ra hết sức dã man, tàn nhẫn. Đó là do người chồng muốn trút cơn giận lên thân xác vợ mình. Cảnh hành hạ như thế này mà cho học sinh đọc thì thật là vô lý: Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay. Lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két… (sách Ngữ văn 11, tập 2, trang 71).

Trong một tác phẩm khác, học sinh phổ thông phải chứng kiến thêm cảnh bạo hành rùng rợn. Người gánh đòn roi là một phụ nữ tên Mai và tàn nhẫn hơn là một đứa trẻ, để rồi cả 2 mẹ con vĩnh viễn lìa trần: Cây sắt thứ hai đập vào trước ngực Mai, chị lật đứa bé ra sau lưng. Nó lại đánh sau lưng, chị lật thằng bé ra trước ngực. Trận mưa cây sắt mỗi lúc một dồn đập. Không nghe tiếng thét của Mai nữa. Chỉ nghe đứa bé khóc ré lên một tiếng rồi im bặt (sách Ngữ văn 12, tập 2, trang 45).

Đổi bằng tác phẩm đậm tính nhân văn

Hiện nay, trên khắp mọi miền đất nước xảy ra nhiều loại bạo lực, như: bạo lực học đường, bạo lực gia đình, bạo lực trong cuộc sống xã hội. Bản sao của tên ma men “Chí Phèo” ngày nay xuất hiện rải rác khắp nơi và những đệ tử lưu linh đó thường hay nhậu say gây rối. Họ gây rối hàng xóm láng giềng, cơ quan, xí nghiệp, gây rối cả người thi hành công vụ nữa. Không thể khẳng định rằng hiện tượng đó có sự ảnh hưởng bởi những tác phẩm văn học có tính bạo lực trong SKG nhưng rõ ràng, học sinh sẽ dễ dàng liên tưởng tới.

Trẻ con đang trong độ tuổi vị thành niên, tâm hồn còn trong sáng, thơ ngây. Chúng ta, cả xã hội và những người biên soạn SGK, phải thấy trách nhiệm cao cả là giáo dục điều tốt đẹp cho tuổi trẻ. Con em chúng ta cần được học, được đọc những câu chuyện nhẹ nhàng gần với cảnh sống hiện tại.

Trước thông tin Bộ GD-ĐT chuẩn bị đổi nội dung chương trình SGK, tôi mừng lắm. Mong sao lần thay đổi SGK này, môn ngữ văn không còn chất chứa những cảnh bạo lực ghê rợn nữa. Ngược lại, cần đưa nhiều tác phẩm chứa đựng nội dung về tình thương người, tình yêu thiên nhiên, đất nước gấm hoa, tính tự lập, sự trung thực; đậm chất văn chương và tính nhân văn như quyển sách Quốc văn giáo khoa thư mà hồi nhỏ tôi được học. Có như vậy, học sinh mới thích thú khi học môn văn để tiếp thu những bài học làm người, phân biệt điều đúng - sai trong cuộc sống. 

Những tác phẩm trong SGK phải làm học sinh hứng thú khi học môn văn để tiếp thu những bài học làm người, phân biệt điều đúng - sai trong cuộc sống.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo