Link Youtube xem chương trình trực tuyến:
Chương trình “Đưa trường học đến thí sinh” lần thứ 15-2016 do Báo Người Lao Động tổ chức với sự đồng hành của Công ty CP Phân bón Bình Điền (tài trợ vàng), Ngân hàng Phương Đông (tài trợ bạc) và Tập đoàn Vingroup (tài trợ đồng) chính thức diễn ra tại Trường THPT Nguyễn Công Trứ. Đây là chương trình thứ hai cho chuỗi 10 chương trình tại các tỉnh, thành trong cả nước.
Ban tư vấn chương trình gồm:
- TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM
- PGS- TS Đặng Vũ Ngoạn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM
- ThS Phạm Thế Vinh, Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Trường ĐH Tài Chính – Marketing.
- ThS Nguyễn Ngọc Trung, Trưởng phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng Trường ĐH Sư phạm TP HCM
- TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo, Trường ĐH Nông lâm TP HCM
- ThS Trương Tiến Sĩ, Phó Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân Hàng TP HCM
- ThS Nguyễn Thanh Quang – Phó Trưởng Phòng Đào tạo chất lượng cao, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM
- ThS Hoàng Đức Bình, Giám đốc Truyền thông và Tuyển sinh, Trường ĐH Hoa Sen
- ThS Lê Bình Trung, Trưởng Phòng Tuyến sinh, Trường ĐH FPT
- Ông Nguyễn Ngọc Hà, Trưởng Phòng Công tác sinh viên, Kiêm Phó Phòng Đào tạo Trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch
- Chuyên gia tâm lý Lê Thị Linh Trang
Ngoài ra, khách mời chương trình có: Ông Nguyễn Văn Tín - Phó Tổng biên tập Báo Người Lao Động; Ông Nguyễn Quốc Dũng - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Công Trứ, Bà Trương Thị Phương Như, đại diện Ngân hàng Phương Đông.
Phụ huynh tham dự chương trình
Chương trình đang được trực tuyến trên truyền hình Báo Người Lao Động và trên các mạng xã hội bằng truyền hình tương tác. Bạn đọc có thể xem chương trình này trên mạng xã hội Youtube. Bạn đọc có thể gửi câu hỏi với chương trình và chúng tôi sẽ tương tác vào chương trình truyền hình như phát sóng.
8 giờ 15:
Mở đầu chương trình, Ông Nguyễn Văn Tín, Phó Tổng biên tập Báo Người Lao Động, cho biết. Cảm nhận đầu tiên là các em rất ngoan, rất tập trung để chăm chú lắng nghe những kiến thức trong buổi tuyển sinh ngày hôm nay. "Tôi tin các em sẽ nhận được những thông tin bổ ích cho bản thân trước ngưỡng cửa quan trọng của cuộc đời. Các em hãy mạnh dạn đặt câu hỏi cho mình", ông Tín nói.
Ông Tín cũng chân thành cám ơn ban tư vấn tuyển sinh đã đồng hành cùng Báo Người Lao Động trong suốt 15 năm qua, những nhà tài trợ đã đồng hành cùng báo. "Năm nay, chúng tôi càng ngày càng đi sâu vào những nơi còn thiếu thông tin tuyển sinh, hướng nghiệp. Chương trình của chúng ta cũng có những phần tư vấn hướng nghiệp để biết các em nên học ngành gì, thi trường nào", ông Tín cho biết thêm.
8 giờ 30: TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM cho biết theo thông tin mới nhất đến chiều 23-1, quy chế thi sẽ ban hành trước tết Âm lịch, quy chế xét tuyển của các trường sẽ ban hành cuối tháng 2, sau Tết.
Tại TP HCM không tổ chức cụm thi tại địa phương. Năm 2015, thí sinh Trường THPT Nguyễn Công Trứ thi tại cụm thi do Trường ĐH Công nghiệp TP HCM chủ trì, năm nay các em chờ nghe thông báo từ Bộ.
Thời gian thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2016 vẫn giữ nguyên như năm 2015, thi trong 4 ngày với 8 môn. Học sinh chưa tốt nghiệp THPT phải đăng ký thi tối thiểu 4 môn để xét tốt nghiệp, trong đó có 3 môn bắt buộc là toán, văn, ngoại ngữ, môn còn lại trong các môn: Lý, hóa, sinh, sử, địa. Sau khi đăng ký xét tốt nghiệp xong, các em có thể đăng ký thêm 1 số môn nhằm tăng cơ hội khi xét tuyển vào ĐH, CĐ. Năm 2015, trường có 980 học sinh đã thi THPT quốc gia, trong đó 55% học sinh đã đăng ký thi từ 5-6 môn. Số liệu chỉ tiêu cho các khối đều nằm trong các khối thi truyền thốn nên các TS muốn vào ĐH, nên thi từ 5-6 môn. Hiện đang tranh cãi việc cấp bao nhiêu giấy báo điểm.
Ông Nguyễn Văn Tín - Phó Tổng biên tập Báo Người Lao Động
8 giờ 40: TS Trần Đình Lý, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP HCM cho biết, điểm nhấn chương trình năm nay là ban tổ chức muốn đưa ra thông điệp đến cả quý vị phụ huynh. Thực tế, hiện nay có hai đối tượng đang quan tâm là thí sinh và cả phụ huynh. Qua 15 năm rong ruổi, khó khăn có, bất cập cũng có, sự thay đổi cũng rất nhiều nhưng tâm huyết của các thầy cô không thay đổi, mong muốn các em có sự lựa chọn đúng đắn cho mình. "Chúng tôi đã đi qua hàng trăm trường phổ thông, mỗi nơi một vẻ, mỗi người một vẻ nhưng nhìn chung các em rất ham tìm hiểu", TS Lý nói. Độ quan tâm đến tuyển sinh hiện nay có thể chia thành 3 nhóm: Nhóm 1 là quan tâm, trách nhiệm, lo lắng, định hướng nghề nghiệp, mạnh dạn đặt câu hỏi Nhóm 2: rất quan tâm, rất có trách nhiệm nhưng chưa có thái độ tự tin, thậm chí chất vấn các thầy cô về tuyển sinh. Nhóm 3: không quan tâm, không lo lắng, không lo lắng gì cả.
Hôm nay các bậc phụ huynh có mặt từ rất sớm, là chương trình đầu tiên tôi chứng kiến có nhiều phụ huynh đến tham dự cùng các em đến vậy.
Trong quá trình hướng nghiệp, TS Lý nhận thấy sai lầm khi hướng nghiệp: Chọn sai nhưng cứ tưởng mình đúng, chọn theo sở thích nhưng sở thích lại có khi sai lầm. Sai lầm thứ 2: Xác định rõ ngành nghề quan tâm nhưng cố tình chọn sai có thể do lý do về kinh tế, vì bạn bè, biết sai mà vẫn chọn. Năm nay sẽ có những điều chỉnh, thay đổi trong tuyển sinh. Mong các em có trách nhiệm, quan tâm đến hướng nghiệp, phân biệt rõ giữa thích và phù hợp, hãy lượng sức của mình.
TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM
8 giờ 50: TS Lê Thị Linh Trang, Học viện cán bộ TP HCM cho biết tâm lý lo lắng trước kỳ thi là chuyện bình thường, có chuyện quan trọng mà không lo lắng mới là không bình thường. Có lo là có mừng, vì chúng ta đang đứng trước ngưỡng chọn cho mình tương lai. Nhiều học sinh chia sẻ rằng thi rớt, các em sợ cha mẹ buồn, bị bạn bè chê cười, vậy làm sao để khỏi thi rớt? Chỉ có một con đường là học thôi, các bạn ngoài học hãy hỏi các thầy thêm về ngành học mình chọn. "Nhiều bạn hỏi tôi về giá trị bằng cấp, thực tế tôi tốt nghiệp ĐH ở Việt Nam, ThS và TS cũng đều ở Việt Nam nhưng tôi nghĩ mình làm được nhiều việc cho xã hội", cô Linh Trang nói.
Riêng với ngành học tâm lý, cô Trang cho biết còn có thể làm giảng viên, tư vấn tâm lý, trị liệu tâm lý… Hôm nay các bạn chọn thi trường gì, ngành nào còn là chọn một lối sống cho tương lai. Hôm nay các bạn chọn cái gì hãy nghĩ đến mình sẽ làm gì. Hãy nghĩ đến ba chữ : TYN. Chữ T là tình, Ylà ý chí, N là năng lực. Điểm giao thoa của ba chữ này càng lớn thì càng tiến tới sự lựa chọn đúng đắn của mình.
ThS Hoàng Đức Bình, Giám đốc Truyền thông và Tuyển sinh, Trường ĐH Hoa Sen
TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo, Trường ĐH Nông lâm TP HCM
9 giờ: Tư vấn trực tiếp:
* Học sinh Hoàng Kim Ngân hỏi: Em có hộ khẩu tỉnh Đồng Nai, được cộng điểm ưu tiên 0,5 điểm. Em học 2 năm tại Trường THPT Xuân Lộc, năm 12 mới chuyển lên Trường THPT Nguyễn Công Trứ. Vậy em có còn được cộng điểm ưu tiên không? (Hoàng Kim Ngân)
- TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM: Học sinh được hưởng điểm ưu tiên khu vực theo nơi học và nơi thi tốt nghiệp THPT. Học sinh có hộ khẩu TP HCM học tại Trường THPT Nguyễn Công Trứ thuộc KV3 nên không được cộng điểm ưu tiên. Theo quy định, thời gian học tại trường nào lâu hơn, học sinh được hưởng mức điểm ưu tiên tại trường đó. Trường học của em vẫn được cộng điểm ưu tiên ở trường THPT Xuân Lộc, Đồng Nai.
*Hiện nhiều đánh giá cho rằng bằng cấp ĐH ở Việt Nam có giá trị thấp, thậm chí không có giá trị, có nên cơ hội việc làm thấp nên học sinh có xu hướng học các ngành liên kết quốc tế. Tuy nhiên, học phí hệ này lại khá đắt. Ban tư vấn có lời khuyên gì về việc học các ngành liên kết quốc tế?
- Làm thế nào để kiểm định chất lượng của các trường ĐH?
ThS Hoàng Đức Bình, Giám đốc Truyền thông và Tuyển sinh, Trường ĐH Hoa Sen: Về giá trị bằng cấp, là những người đứng trên bục giảng lâu, có thời gian làm việc doanh nghiệp trong nước và tập đoàn đa quốc gia, tôi nhận thấy rằng các doanh nghiệp đều không đặt nặng tấm bằng mà cần năng lực làm việc thực sự. Khi đảm nhận công tác tuyển nhân sự marketing và sale, tôi chỉ cần tuyển các em có bằng trung cấp hoặc CĐ trình độ này đã đáp ứng với vị trí làm việc. Xin nhấn mạnh: Điều các doanh nghiệp quan tâm là người đó có làm được việc không chứ không chỉ là những con số. Học ĐH là con đường để chuẩn hóa kiến thức, các em học thật, nỗ lực khả năng, ý chí, thì không ngại ra trường không ngại ko có việc. Phải đứng trên đôi chân của mình, mới có cơ hội.
Những ngành liên kết quốc tế tuy học phí cao nhưng sinh viên có cơ hội học những môn học các trường trên thế giới đã đào tạo. Thậm chí, học ở nước ngoài không có nghĩa có cơ hội hơn những học sinh ở Việt Nam. Phát triển giáo đọc trong những năm qua đã phát triển nhìu những vẫn loay hoay chất lượng giáo. Điều quan trọng nhất của giáo ĐH là chất lượng, được chuẩn hóa.
*Phụ huynh lớp 12A21 Trường THPT Nguyễn Công Trứ: Tôi muốn hướng con theo ngành quan hệ quốc tế. Những trường nào đào tạo ngành này? Theo quy chế, nếu con tôi không nằm trong các trường có ngành này tổ chức, vậy có cơ hội xét tuyển không?
*Mỹ Linh 12A7: Gần đây có thông tin, năm nay các trường ĐH cắt giảm bớt, có phải đây là khó khăn với thí sinh riêng năm em không? Cơ hội vào ĐH của tụi em thấp hơn?
- ThS Trương Tiến Sĩ, Phó Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân Hàng TP HCM:
Kỳ thi THPT quốc gia trước hết là để xét tốt nghiệp, còn việc các trường ĐH xét tuyển theo phương thức nào là Bộ giao quyền tự chủ cho các trường quyết định. Bản thân các trường có trách nhiệm công bố phương thức xét tuyển.
Hiện nay, trong quan hệ đối ngoại, bộ phân ra làm 2 nhóm mã ngành: Quan hệ quốc tế lĩnh vực ngoại giao chính trị (các trường có đào tạo là Trường ĐH Khoa học Khoa học và Nhân văn – ĐHQG TP HCM, Học viện Ngoại giao...). Nhóm 2: Quan hệ quốc tế thiên về kinh doanh thương mại, Bộ gọi là kinh tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế, kinh doanh quốc tế… Trường có thế mạnh trong các ngành này là các trường công lập phía Bắc ĐH Ngoại thương phía Bắc và CS2 TP HCM, điểm xét tuyển rất cao, Trường ĐH Kinh tế Quốc doanh HN, ĐH Thương Mại, phía Nam có ĐH Kinh tế TP HCM, Kinh tế Luật TP HCM, Tài chính – Marketing, ĐH Ngân hàng TP HCM. Bên canhjd dó, còn có lựa chọn khác là trường ngoài công lập cũng đào tạo: ĐH Kinh tế - Tài chính, ĐH Lạc Hồng… Lưu ý thêm, muốn làm việc trong ngành quan hệ quốc tế, thực tế các em không bắt buộc phải học chuyên biệt ngành quan hệ quốc tế. Các em có thể học 1 số ngành liên quan những nước các em mong muốn làm việc cũng có thể làm việc trong ngành này.
- TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM: Từ năm 2015 tuy tổ chức 1 kỳ thi nhưng đã tách bạch 2 khâu, trường ĐH chỉ chủ trì chỉ tổ chức thi và chấm thi, còn việc xét tuyển là độc lập. Trước việc Bộ GD-ĐT siết chỉ tiêu, các em hãy yên tâm là tất cả đều sẽ có chỗ học ở bậc sau ĐH, nhưng phải chấp nhận sự phân luồng. Ở những năm trước, các trường ĐH chỉ tuyển được 94% chỉ tiêu, CĐ chỉ 63%, TCCN chỉ 50% chỉ tiêu. Do đó, chỗ học cho các em không hề thiếu.
Khi đăng ký, ngoài tên ngành, thí sinh cần ghi rõ mã số ngành, có thể làm nhiều nghề liên quan với ngành học.
Phụ huynh vỗ tay tán thưởng khi nghe phần tư vấn hay từ các thầy, cô
* Ngô Đức Hòa, Lớp 12A6 Trường THPT Nguyễn Công Trứ: Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP HCM đào tạo ngành công nghệ thông tin (CNTT) mỗi năm có bao nhiêu học bổng đi du học, điều kiện nhận học bổng là gì?
- TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM: Năm 1994, thủ tướng Chính phủ thành lập 7 khoa CNTT đầu tiên trong cả nước. Trong đó có khoa CNTTTrường ĐH Khoa học Tự nhiên TP HCM.
Chỉ tiêu tuyển sinh của khoa CNTT Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP HCM khoảng 500 sinh viên chia đều cho 5 ngành như: An toàn mạng, CNTT thông tin, kỹ thuật lập trình… Tiêu chí nhận học bổng ngoài điểm đầu vào từ 25 điểm trở lên mới được xét học bổng thì còn kèm theo các tiêu chí khác. TS Nghĩa cũng cho biết, hiện nay rất nhiều em trong sân trường hỏi học ngành đó ra làm gì, hiện nay ngoài tên ngành, các em phải ghi mã số của ngành.
* Vũ Hạ Uyên, lớp 12A18, Trường THPT Nguyễn Công Trứ, hỏi: Năm nay Trường ĐH Sư phạm TP HCM lấy chỉ tiêu bao nhiêu, khoảng điểm xét tuyển là bao nhiêu, học phí và cơ hội việc làm như thế nào?
- ThS Nguyễn Ngọc Trung, Trưởng Phòng khảo thí và Đảm bảo chất lượng Trường ĐH Sư phạm TP HCM: Năm nay, dự kiến chỉ tiêu của trường vẫn ổn định như mọi năm vào khoảng 3.500 chỉ tiêu cho 31 ngành học, trong đóc 12 ngành học sư phạm. Tuy nhiên, điểm xét tuyển, ất khó nói trước vì phụ thuộc vào điểm thi hàng năm. Các em muốn tham khảo điểm chuẩn hãy tham khảo vài năm trở lại đây để biết mình đang ở ngưỡng nào. Với phương thức thi mới này, chúng ta có được thuận lợi là nhận được kết quả thi trước để chọn trường phù hợp. Học phí của trường là trường công lập nên theo mức quy định chung, sinh viên ngành sư phạm được miễn học phí nếu ký cam kết phục vụ ngành. Ngược lại, nếu không ký cam kết, sinh viên đóng học phí bình thường. Còn các khối ngành khác ngoài sư phạm thì đóng 6 triệu/1 năm. Riêng bạn nào thi giáo dục thể chất, giáo dục mầm non thì thi năng khiếu riêng dự kiến ngày 10-7-2016. Còn những ngành khác thi theo kỳ thi THPT Quốc gia.
Chuyên gia tâm lý Lê Thị Linh Trang
*Trường ĐH FPT có phương thức thi tuyển như thế nào?
- Có hai phương thức xét tuyển là xét học bạ, dùng 1 trong 3 môn để xét, theo khối truyền thống A, A1. Với một trong ba môn có điểm lớn hơn hoặc bằng 7,5
Thứ hai là phối hợp xét tuyển theo kỳ thi THPT Quốc gia. Tuy nhiên, thí sinh vào ngày 15-5 phải tham gia kỳ thi sơ tuyển của ĐH FPT để có đủ năng lực tham dự học hay không. Sau đó, thứ hai là thi theo kỳ thi THPT Quốc gia để đủ điều kiện đậu ĐH theo yêu cầu của bộ.
ĐH FPT từ khi thành lập đều chủ trương đào tạo không theo hướng nghiên cứu mà ra trường làm việc luôn. Đầu vào ĐH FP có thể thoáng nhưng đầu ra tất khó vì vậy yêu cầu các bạn phải học tập nghiêm túc mới có thể ra trường và làm được việc.
* Trường ĐH Nông lâm TP HCM có đào tạo ngành bác sỹ thú y không?
TS Trần Đình Lý trả lời: Ngành thú y là ngành đặc thù của trường. Trong 3 năm qua, thủ khoa của trường đều là sinh viên của ngành này. Ngành thú y chia thành 3 chuyên ngành, trong đó có chuyên ngành bác sỹ thú y.
Tuy nhiên TS Lý cũng khuyên, những ngành như thú y, ngành chăn nuôi…đòi hỏi kỹ năng nghề nghiệp, trách nhiệm rất cao. Nên các em xác định rõ khả năng, tố chất của mình để chọn ngành cho phù hợp. Năm nay trường tuyển sinh 5.200 chỉ tiêu
*Ngân 12A13 Trường THPT Nguyễn Công Trứ: Em thi khối B, dự định thi vào Trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch nhưng em thấy trên internet rất ít thông tin về trường. XIn thầy cho biết chỉ tiêu của các ngành trường này? Trường có khoa Việt – Đức, điều kiện gì để học khoa này?
Ông Nguyễn Ngọc Hà, Phòng Đào tạo Trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch: Để biết thêm thông tin, các em truy cập vào trang web: www.pnt.edu.vn hoặc đến địa chỉ trường tại 86/2 Thành Thái, phương 2, quận 10, phòng đào tạo hoặc công tác sinh viên để được tư vấn đầy đủ thông tin.
Trường đào tạo 8 ngành: Ngành y đa khoa, răng hàm mặt, xét nghiệm, kỹ thuật y học, y tế công cộng, điều dưỡng, khúc xạ nhãn khoa, CĐ hộ sinh. Chỉ tiêu năm 2015: ngành y đa khoa lấy 800 chỉ tiêu, điều dưỡng 200, còn lại 30-50 chỉ tiêu/ngành. Trường chỉ tuyển thí sinh có hộ khẩu TP HCM.
Muốn vào khoa y Việt – Đức, đây là chương trình đào tạo tiên tiến, thí sinh cần trúng tuyển vào ngành y đa khoa. Khoa này sẽ có chương trình tư vấn xét tuyển lần 2 với chỉ tiêu năm 2015 là 20. Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng y đa khoa của Việt Nam và 1 giấy chứng nhận tương đương chuẩn của Đức.
*Ngành nào trong Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM đông sinh viên nhất? Tại sao hệ chất lượng cao lại có điểm chuẩn thấp hơn hệ đại trà?
-Trần Thanh Thưởng - Phó trưởng phòng Tuyển sinh và Công tác sinh viên, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM: Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM có 28 ngành, trong đó ngành ô tô có số lượng thí sinh nhìu nhất. Sở dĩ ngành thu hút thí sinh là do đường cao tốc Việt Nam đang phát tiển mạnh, người dân mua ô tô nhiều; năm 2018 thuế nhập khẩu bằng 0.
Trong 28 ngành, có 20 ngành CLC, nhằm cung cấp nguồn lực chất lượng cao cho xã hội. Học phí của các ngành chất lượng cao 23-25 tr/năm do: Sĩ số lớp học chỉ dưới 30 sinh viên, phòng máy lạnh, đội ngũ giảng viên giỏi, tận tâm, chương trình đào tạo nhập từ Hoa Kỳ, trang thiết bị được ưu tiên. Tuy chỉ tiêu đưa ra ít nhưng các ngành CLC có điểm chuẩn thấp là vì số thí sinh có điều kiện kinh tế không nhiều.
Thầy Thưởng có lời khuyên đối với các thí sinh: Các em cần tập trung giờ học trên lớp, không nên chỉ chăm chăm học thêm mà coi nhẹ việc học chính. Đồng thời, các em cần nghiên cứu đề thi những năm trước, tìm tài liệu thông tin trên website, hỏi qua kinh nghiệm để đạt kết quả thi tốt nhất.
* Em biết có một ngành tên là công nghệ bao bì. Vậy đây là ngành như thế nào, có đào tạo không?
- Bao bì là thành phần sản phẩm, đóng vai trò quan trọng, chiếm 20-30% giá phần sản phẩm, là khâu được các hãng đầu tư lớn, nên cơ hội việc làm của em rất cao. Hiện tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm chưa đào tạo riêng ngành công nghệ bao bì mà nằm trong các ngành công nghệ chế biển như: Chế biến thực phẩm, thủy sản, có phần nội dung học về bao bì. Một số trường khác cũng đào tạo sâu hơn, ví dụ Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, có ngành in giấy.
* Em muốn thi vào Trường ĐH Ngân hàng TP HCM nhưng bị gia đình phản đối vì cho rằng hiện nay, các ngân hàng đang gặp khó khăn, có thể bị đóng băng. Em muốn biết điều kiện học tập như nào, cơ hội việc làm ra sao?
- Trường ĐH Ngân hàng TP HCM là một trong 2 cơ sở đào tạo trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngoài chức năng đào tạo nhân sự trong mảng tài chính ngân hàng, trường còn đào tạo đa ngành, cung cấp nhân sự các ngành khối kinh tế cho xã hội (với 7 ngành khác nhau).
Về thông tin cho rằng học ngành ngân hàng khó tìm việc làm, đây là một trong những ngành mũi nhọn ở nước ta hiện nay. Ngoài ngân hàng, tổ chức doanh nghiệp nào cũng có bộ phận tài chính. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, không riêng gì ngành ngân hàng mà tất cả các ngành đều ảnh hưởng. Về cơ hội việc làm, liên quan chặt chẽ đến kết quả học tập, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng mềm, mối quan hệ.... ThS Sĩ cũng khuyên thí sinh nên đi tìm sự khác biệt giữa bản thân và số đông, ví dụ học xuất sắc, ngoại ngữ thông thạo.... cũng là những yếu tố để gia tăng cơ hội việc làm. Không có ngành "hot", chỉ có người "hot" mới đem lại cơ hội việc làm cho các em.
Chương trình kết thúc lúc 10 giờ 30, các thầy cô về bàn tư vấn của trường mình để tư vấn riêng cho từng học sinh.
Bình luận (0)