xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đụng đâu cũng thấy sai

YẾN ANH

Sau hệ tại chức bị buông lỏng đến đào tạo liên thông cũng bộc lộ nhiều sơ hở trong quản lý, để các trường xé rào đào tạo, chạy theo lợi nhuận

Dù không có trong danh sách các trường được Bộ GD-ĐT cấp phép đào tạo liên thông từ trung cấp nghề - CĐ nghề lên CĐ chính quy, từ CĐ nghề lên ĐH chính quy nhưng trên trang web của mình, Trường CĐ Công nghệ Viettronics vẫn thông báo đã liên kết với các trường ĐH, học viện cả nước tuyển sinh đào tạo các hệ liên thông CĐ lên ĐH cho sinh viên tốt nghiệp CĐ nghề, trung cấp chuyên nghiệp.

Ồ ạt tuyển sinh

Trường này liên kết với Trường ĐH Hải Phòng đào tạo các ngành liên thông CĐ nghề lên ĐH các ngành kế toán, quản trị kinh doanh, kinh tế. Trường CĐ nghề Kỹ thuật công nghệ cũng thông báo học sinh học hệ CĐ nghề, trung cấp nghề khi tốt nghiệp được học liên thông lên CĐ, ĐH chính quy tại trường.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cũng thông báo tuyển sinh hệ nghề. Trường này cho hay sinh viên hệ nghề được dự thi liên thông lên ĐH chính quy và sẽ được nhận bằng ĐH chính quy do Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cấp.

Từ nhiều tháng nay, Trường ĐH Điện lực Hà Nội thường xuyên thông báo tuyển sinh liên thông đào tạo CĐ nghề lên ĐH để lấy bằng ĐH chính quy. Thí sinh chỉ cần phải qua một kỳ thi tuyển sinh khá đơn giản mà gần như ai thi cũng đỗ “vì có người giúp đỡ”, học chuyển đổi một thời gian ngắn và nhanh chóng nhập học với số tiền phải đóng lên tới khoảng chục triệu đồng.
img
Nộp hồ sơ học liên thông tại Trường ĐH Công nghiệp TPHCM.
Đây là trường được phép đào tạo liên thông một số ngành. Ảnh: TẤN THẠNH
 
Từ năm 2011, dù mới có đề án (đào tạo liên thông CĐ nghề lên ĐH chính quy) và hoàn toàn chưa được Bộ GD-ĐT chấp nhận, Trường ĐH Điện lực đã nhanh chóng tuyển sinh theo hình thức này. Mãi đến gần đây, khi Bộ GD-ĐT lên tiếng kiên quyết xử phạt các trường vi phạm trong việc đào tạo liên thông, việc tuyển sinh liên thông đối với hệ CĐ nghề mới chấm dứt.

Cũng giống như Trường ĐH Điện lực, một số trường ĐH khác cũng thông báo tuyển sinh liên thông CĐ nghề lên ĐH chính quy như Trường ĐH Bách khoa Hà Nội… Trong khi đó, theo quan điểm của Bộ GD-ĐT, vì 2 hệ ĐH, CĐ nghề và CĐ chính quy có nhiều nội dung khác nhau (CĐ nghề học về thực hành, không thi tuyển; CĐ chính quy phải qua thi tuyển, chương trình đào tạo bao gồm lý thuyết và thực hành) nên trường nào muốn liên thông phải làm đề án trình bộ xem xét thẩm định rồi mới cấp phép chứ không thể “vô tư” đào tạo.

Phớt lờ quy định của Bộ GD-ĐT

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định các trường không được phép tổ chức liên kết đào tạo liên thông để cấp bằng chính quy ngoài cơ sở đào tạo của trường. Thế nhưng, trên thực tế, rất nhiều trường tuyển sinh liên thông cách cơ sở của mình tới hàng ngàn km. Còn nhớ cách đây gần một năm, Bộ GD-ĐT đã có quyết định hủy kết quả thi tuyển sinh liên thông từ CĐ lên ĐH hệ chính quy của Trường ĐH Bách khoa thuộc ĐH Đà Nẵng tại Trường CĐ nghề Kỹ thuật Công nghệ TPHCM.
 
Lý do là cơ sở liên kết đặt lớp đào tạo không đúng quy định; không có văn bản của Bộ GD-ĐT cho phép tuyển sinh đào tạo chính quy ngoài cơ sở chính của trường; tổ chức thi tuyển sinh không nghiêm túc và không đúng các quy định. Thế nhưng, chuyện của Trường ĐH Bách khoa thuộc ĐH Đà Nẵng không khiến cho trường khác e ngại. Trường ĐH Điện lực không chỉ liên thông tại các cơ sở ở phía Bắc mà thông báo chiêu sinh cả ở cơ sở phía Nam đặt tại TPHCM. Trường ĐH Công nghệ Đông Á (Bắc Ninh) cũng tuyển sinh và đào tạo hệ liên thông ĐH chính quy 2 ngành kế toán, tài chính ngân hàng tại TPHCM…

Chất lượng liên thông: Dấu hỏi lớn

Bộ GD-ĐT cũng quy định người học theo hình thức học ban ngày, tập trung liên tục tại trường mới được cấp bằng chính quy. Tuy nhiên, rất nhiều trường mở lớp liên thông học buổi tối hoặc chỉ học 3 buổi/tuần nhưng vẫn được cấp bằng chính quy. Điều đáng nói hơn nữa là dù học ngoài giờ nhưng thời gian đào tạo của các khóa học này vẫn là 1 năm rưỡi đến 2 năm từ CĐ lên ĐH nên chương trình bị cắt xén đến mức có thể.
 
Giảng viên một trường ĐH tham gia giảng dạy các lớp liên thông cho biết: “Thời gian đào tạo ngắn nên đương nhiên giáo trình bị rút lại chỉ còn khoảng 1/3 so với sinh viên chính quy. Dù có học bổ sung hay chuyển đổi thì sinh viên cũng không thể nắm hết kiến thức vì phải học nhồi nhét. Chất lượng đương nhiên là không thể so với sinh viên chính quy”.

Vì sao các trường biết sai vẫn cứ đào tạo sai nguyên tắc? Câu hỏi này dễ trả lời là vì lợi nhuận bởi sinh viên học liên thông phải đóng tiền rất cao.

Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, Bộ GD-ĐT đã lên kế hoạch kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các trường thực hiện sai quy định.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo