xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giảm tải học thuật, tăng sinh hoạt ngoại khóa

L. MINH TIẾN

Trong thiết kế nội dung chương trình phổ thông của Bộ GD-ĐT hiện nay, những người thiết kế chương trình chỉ cố gắng nhồi nhét những kiến thức học thuật cho học sinh càng nhiều càng tốt

Hậu quả là học sinh phổ thông có thể nói là rất yếu kém về mặt thể chất. Chẳng hạn như kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Mắt TPHCM năm 2005, tỉ lệ tật khúc xạ (cận thị, loạn thị, viễn thị...) của học sinh tại TPHCM là 42,7%, trong đó chủ yếu là tật cận thị chiếm 41,2%. Trong khi đó, năm 2005 Trung tâm Sức khỏe lao động và môi trường TPHCM khám mắt cho 5.000 học sinh cấp II thì phát hiện 52% trong số này bị tật khúc xạ mắt, có trường tỉ lệ này chiếm đến 74%.

Đó là những khiếm khuyết về thị lực mà thôi, còn nếu tiến hành đo lường những yếu tố thể chất khác nơi học sinh, chắc chắn kết quả cũng sẽ rất kém. Nguyên nhân của sự suy yếu về thể chất nơi học sinh do đâu? Chắc chắn một lý do không thể bỏ qua là vì học sinh bị mất quá nhiều sức lực cho việc học. Các kiến thức học thuật mà các em phải “tiêu hóa” hiện nhiều đến nỗi học sinh phải học ngày học đêm, học thêm, học trước trong dịp hè mới có thể hoàn thành được nội dung chương trình được thiết kế.

Bên cạnh sự suy giảm về thể chất thì việc dành quá nhiều cho việc học kiến thức khoa học cũng làm cho các em không có thời gian để trau dồi về đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống... để có thể trở thành một con người toàn diện như xã hội mong đợi được.

Hiện nay việc làm chủ bản thân, khả năng giao tiếp, khả năng bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc, định hướng thẩm mỹ, khả năng hợp tác... của học sinh chắc chắn không đáp ứng được kỳ vọng của xã hội mà nguyên nhân cũng là do các em không được đào tạo về những mặt này

Do đó có lẽ Bộ GD-ĐT cần phải tính toán lại nội dung chương trình theo hướng cắt giảm bớt nội dung mang tính học thuật để dành thời gian cho các hoạt động ngoại khóa, bởi chính các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp các em trau dồi được nhiều kỹ năng (các kỹ năng làm người) cần thiết cho cuộc sống sau này.

Mục tiêu của giáo dục phổ thông không phải là tạo ra những nhà “khoa học” mà là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân... Đừng biến các em học sinh thành những “dị nhân” đầu rất to nhưng thân thể lại tiều tụy và không biết sống, làm việc cùng với người khác.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo