xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giáo dục không thể là phép thử

Mai Lê

Chiều 21-11, Quốc hội đã chính thức thông qua nghị quyết điều chỉnh lộ trình triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông mới.

Thời hạn áp dụng sẽ được lùi 2 năm so với quy định cũ. Cụ thể là hình thức cuốn chiếu sẽ được áp dụng đối với cấp tiểu học chậm nhất từ năm học 2020-2021, cấp THCS là từ năm học 2021-2022 và cấp THPT từ năm học 2022-2023.

Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là cơ sở cho sự phát triển vững bền của tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, là nền tảng cho sự hưng thịnh của quốc gia, dân tộc. Bất kỳ một quyết sách nào liên quan đến giáo dục đều phải được tính toán một cách cẩn trọng. Trong giáo dục không thể tồn tại phép thử đúng - sai và rút kinh nghiệm.

Theo dự kiến, cuối tháng 10-2017, công bố khung chương trình giáo dục phổ thông từng môn học để lấy ý kiến đóng góp và hoàn thiện làm căn cứ biên soạn SGK. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, dư luận vẫn đang mỏi mắt ngóng chờ khung chương trình môn học cụ thể. Rõ ràng là viễn cảnh chiêm ngưỡng bộ SGK mới hẳn là còn rất xa vời.

Ai cũng biết người thầy là nhân tố quyết định sự thành công của bất kỳ công cuộc đổi mới nào. Giả sử chúng ta có một chương trình tiên tiến, một bộ SGK chuẩn nhưng đội ngũ nhà giáo không thẩm thấu quan điểm đổi mới, không được đào tạo lại bài bản theo hướng chú trọng phát huy năng lực người học thì công cuộc đổi mới tất yếu sẽ gặp trở ngại.

Hơn 1,3 triệu giáo viên trong nước đã bắt đầu khởi động về tư tưởng, nhận thức, năng lực… cho cuộc thay sách lần này chưa? Chỉ sợ một bộ phận không nhỏ nhà giáo vẫn mãi giam mình trong "tháp ngà" của phương pháp dạy học "thầy đọc - trò chép" và vô tư, vô lo theo kiểu "nước đến chân mới nhảy". Nếu thế thì sao đáp ứng được tinh thần đổi mới dạy học phát triển năng lực, khai phóng, thực học, thực nghiệp?

Công tác bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ nhà giáo đã lên kế hoạch và thực hiện đến đâu? Việc đào tạo mới nhiều môn học lần đầu tiên xuất hiện trong chương trình cần có sự vào cuộc quyết liệt của các trường ĐH. Đừng để tình trạng giáo viên ra "chiến trường" nhưng mọi trang bị cần thiết về kiến thức, năng lực, phương pháp sư phạm đều như "cưỡi ngựa xem hoa"!

Bên cạnh đó, nền tảng điều kiện vật chất trường lớp của nước ta cần có sự chuyển biến tích cực hơn. Chỉ tính riêng hình thức dạy học 2 buổi/ngày ở tiểu học, chúng ta sẽ chạy đua xây trường mở lớp như thế nào trong khi nhiều cơ sở vật chất đang xuống cấp? Nhiều môn học mới như trải nghiệm sáng tạo, thế giới công nghệ… cần một sự đầu tư lớn về trang thiết bị, đồ dùng dạy học.

89,21% đại biểu Quốc hội nhất trí tán thành việc lùi thời điểm triển khai chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới. Đây là một quyết định đúng đắn, sáng suốt, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao đối với hiệu quả công cuộc đổi mới giáo dục một cách toàn diện. Bởi chất lượng bao giờ cũng quan trọng hơn tiến độ!

Hai năm sẽ là khoảng thời gian cần thiết để Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành đồng bộ việc hoàn thiện chương trình, biên soạn SGK, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất cũng như tìm được tiếng nói đồng thuận từ xã hội. Sau đó là tổ chức thí điểm, thực nghiệm chương trình một cách hiệu quả, đánh giá khách quan, trung thực về ưu - nhược điểm và rút kinh nghiệm sâu sắc trước khi triển khai đại trà.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo