xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giáo dục và kinh tế có tác động hỗ tương

Trần Thanh Vũ (DNSGCT)

Con đường vượt qua sự nghèo khó mang tính ổn định nhất là nâng cao trình độ dân trí vì con người là chủ thể của nền kinh tế, mà dân trí cao là tùy thuộc vào chất lượng giáo dục.

Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc công bố cách đây mấy năm, mặc dù thu nhập bình quân đầu người còn thấp so với các nước trong khu vực, nhưng tỉ lệ người lớn được đi học ở Việt Nam là 88%, vượt xa nhiều nước như Ấn Độ (48%), Malaysia (78%), Indonesia (82%), Trung Quốc (73%). Có thể tỉ lệ này nay đã thay đổi nhưng rõ ràng số người lớn được học hành ở nước ta không hề thua kém các nước trong khu vực có mức sống cao hơn. Thế nhưng như một thách thức khó vượt qua ngân sách dành cho giáo dục của chúng ta trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay tuy có tăng dần nhưng vẫn còn hạn chế.

Khoản chi ngân sách còn khiêm nhường sẽ làm chúng ta mất đi ưu thế về một lực lượng lao động cần cù và thông minh đáng được hưởng một chế độ đào tạo tốt hơn nữa. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy trình độ học vấn được nâng cao thường đi đôi với năng suất lao động và thu nhập cao hơn. Trong tình hình đất nước đang đòi hỏi phát triển nhanh, ưu thế về lao động trong công cuộc phát triển có thể không còn nếu giáo dục chưa có điều kiện được đầu tư đúng mức hơn. Con người là nguồn nội lực cực kỳ quan trọng mà chúng ta đang tập trung phát huy, vì vậy mọi hoạt động nhằm đào tạo và bồi dưỡng con người cần được xem là nhiệm vụ hàng đầu không chỉ của Nhà nước mà của toàn xã hội. Trong sâu xa và lâu dài, giáo dục thực chất là vấn đề kinh tế bởi những lợi ích do giáo dục mang là sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn.

Thực tế đào tạo "nhiều thầy ít thợ" hiện nay cùng với "hội chứng đại học" đang rất phổ biến, rõ ràng khó mà xây dựng được một thang nhân dụng hợp lý. Điều khó khăn lại còn rõ nét hơn khi mà khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng còn quá xa nhau, khi thi cử và tuyển dụng chưa thực sự công bằng, chưa lấy năng lực làm thước đo duy nhất.

Nền kinh tế phát triển đang cần những con người có tri thức về mọi lĩnh vực mà nếu tất cả đổ lên vai Nhà nước thì quả thật đó là gánh nặng ngàn cân. Chủ trương xã hội hóa giáo dục từ sáu năm trước đây như mở ra một lối thoát cho sự nghiệp giáo dục.

Các trường dân lập do các nhà đầu tư bỏ tiền ra thuê địa điểm, trang bị cơ sở vật chất và trả lương cho giáo viên, tất nhiên họ phải có phần lợi nhuận hợp lý. Vấn đề là làm sao đừng để cho quy luật lợi nhuận chi phối mục tiêu giáo dục. Trong chừng mực nào đó chủ trương xã hội hóa giáo dục đã giải quyết được nhu cầu học của người dân ngày càng nhiều và chia sớt gánh nặng cho ngân sách. Thế nhưng vẫn có cái để cho chúng ta lo là chất lượng giáo dục ở những nơi ấy như thế nào, có đáp ứng được nhu cầu nhân dụng của tương lai phát triển hay không, hay chỉ thỏa mãn một nhu cầu tự phát do chúng ta chưa có một chiến lược con người cụ thể.

Giáo dục và kinh tế có tác động hỗ tương. Từ thực tế của nền kinh tế thời kỳ vượt khó mà định hướng giáo dục được xây dựng. Sau đó giáo dục có nhiệm vụ phải đào tạo nguồn nhân lực để đưa nền kinh tế phát triển thêm một bước khác cao hơn. Quan niệm này đã được Gay Baker, một nhà kinh tế Mỹ - giải Nobel 1992-xây dựng thành lý thuyết mới là Vốn con người. Theo ông độ tạo được nguồn vốn ấy thì Chính phủ phải chịu trách nhiệm về việc xác lập định hướng nền giáo dục của một quốc gia và các tổ chức kinh tế khác phải tham gia vào sự nghiệp này. Lý thuyết ấy không chấp nhận sự giẫm chân tại chỗ của giáo dục trong khi nền kinh tế đang chuyển động. Đây cũng là vấn đề chúng ta cần giải quyết hiện nay.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo