Câu 1: Đọc hiểu văn bản (3.0 điểm)
a. Phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn 01 của văn bản 02 là phép lặp: "thách thức".
b. Thông điệp mà cuộc thi "Thách thức để thay đổi" muốn lan tỏa đến cộng đồng là: giới trẻ cần dẫn thân vào các hoạt động tình nguyện để thử thách bản thân trước những thách thức của cuộc sống nhằm thay đổi chính mình và thay đổi cuộc đời của nhiều người.
c. Điểm chung hai văn bản đều là dám dấn thân vào thách thức để thay đổi, để tiến bộ và đạt những giá trị tích cực.
Điểm khác giữa hai văn bản:
Văn bản (1) hướng nhiều đến dành chị dành cho cộng động Văn bản (2) hướng nhiều đến giá trị của bản thân.
d. Không phải lúc nào việc cách thức bản thân cũng giúp chúng ta thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Bởi lẽ, việc thách thức bản thân đòi hỏi mỗi chúng ta phải xác định được đó là tích cực hay tiêu cực. Có những thách thức chạy theo trào lưu của giới trẻ hiện nay như tập hít bóng cười, hút Shisha, đua xe... sẽ tạo ra những giá trị tiêu cực không chỉ cho bản thân mà còn cho xã hội. Chưa kể đến có những thách thức mà chỉ cần không thể vượt qua cũng có thể đem đến những hậu quả lớn về tâm lý.
Câu 2: Nghị luận xã hội (3.0 điểm)
Học sinh có thể làm theo nhiều hướng khác nhau theo suy nghĩ riêng của bản thân. Dưới đây là những hướng dẫn:
- Xác định được vấn đề cần nghị luận đó là cách ứng xử của 1 số bạn trẻ đối với một ai đó nổi bật hơn mình. Có thể thấy những cách ứng xử 2, 3, 4 đại diện cho những suy nghĩ, những cách phản ứng của các bạn trẻ đối với những ai nổi bật hơn mình. Và có lẽ trong 3 cách ứng xử trên, cách ứng xử thứ 3 là cách ứng xử đẹp và đang rất cần trong xã hội ngày càng phát triển, và các giá trị đạo đức đang bị thách thức như hiện nay. Đối với ai đó giỏi hơn mình, nổi bật hơn mình, đa số các bạn trẻ thể hiện sự phản ứng tiêu cực như nói xấu trên các mạng xã hội, hoặc giải quyết bằng nắm đấm, nhưng việc làm đó không làm cho mình nổi bật hơn, hoặc có khi là nổi bật nhưng lại theo chiều hướng tiêu cực. Cách ứng xử số 3 thể hiện sự văn minh và cả trình độ nhận thức, cách duy nhất để nổi bật hơn ai đó, chính là bản thân phải thật sự tỏa sáng bằng sự nổ lực, cố gắng, lúc đó giá trị bản thân sẽ được đám đông công nhận.
Thí sinh say môn thi ngữ văn. Ảnh: Tấn Thạnh
Câu 3: Nghị luận văn học (4.0 điểm)
Đề 1:
Đây là dạng đề phân tích, cảm nhận 1 vấn đề trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng, sau đó liên hệ tác phẩm khác cùng chủ đề. Cụ thể, vấn đề cảm nhận là tình cảm người cha (nhân vật anh Sáu) dành cho con (bé Thu).
Bước 01: Phân tích, cảm nhận
HS chú ý những hành động và diễn biến tâm lý của nhân vật anh Sáu như:
Lúc vừa về thăm nhà sau 8 năm nhìn thấy con bé chơi nhà chồi phía trước nhà, anh bước chân rất nhanh và dài tới con bé và dang rộng đôi bàn tay. Khoảng thời gian 3 ngày ở nhà dành cho con, gắp trứng cá cho con gái, đợi chờ tiếng gọi "ba"... Lúc chia tay anh Sáu đã khóc vì con gọi ba, lau vội giọt nước mắt vì không muốn cho thấy. Khi về đơn vị, anh Sáu nhớ con, hối hận vì sao mình đánh con,... Anh làm chiếc lược cho con gái, tỉ mỉ, cần mẫn Khắc lên trên đó dòng chữ "Yêu nhớ tặng Thu, con của ba". Đặc biệt là trước lúc hy sinh "dường như không đủ sức trăn trối lại điều gì, chỉ có tình cha con là không thể chết được" ông Sáu đã dùng hết tất cả sức lực cuối cùng của mình lấy cái lược ra đưa cho người đồng đội và mãi đến khi người đồng đội nhận lấy thì anh Sáu mới "nhắm mắt đi xuôi"
Học sinh cần điểm qua một số thành công nghệ thuật như tình huống truyện độc đáo, đan xen tạo sự hấp dẫn, tình huống truyện có thắt nút, cao trào và mở nút. Cùng với giọng điệu và ngôn ngữ Nam bộ độc đáo tạo nhiều xúc cảm cho người đọc.
Bước 02: Liên hệ
HS có thể liên hệ với các tác phẩm có cùng chủ đề như: "Bếp lửa" (Bằng Việt), "Nói với con" (Y Phương),…Đặc biệt đề thi còn mở rộng với chính cuộc sống thực tế của bản thân người viết.
Thang điểm: Phần phân tích, cảm nhận chiếm từ 70-80% số điểm và liên hệ là 10-20% số điểm. Chú ý đây không phải dạng đề so sánh.
Đề 2:
Đây là dạng đề bàn về 01 ý kiến văn học. Cụ thể "Như một ô cửa/ Mở tới tình yêu"trong bài thơ "Liên tưởng tháng Hai" của Lưu Quang Vũ. Học sinh phải làm các thao tác quan trọng sau:
- Thao tác giải thích:"thơ là ô cửa" Làm một cách so sánh đầy ấn tượng, có thể hiểu là sự kết nối thật lãng mạn giữa nhà thơ và bạn đọc, đặc biệt là sự kết nối, đồng cảm, đồng điệu trong tình yêu giữa người với người....
- Thao tác phân tích, chứng minh:Học sinh chọn cho mình 1 đoạn thơ, 1 bài thơ bất kì nào đều có thể phù hợp, bởi lẽ thơ bản chất là tiếng lòng của tình yêu. Miễn sao đoạn thơ hay bài thơ ấy có thể mở ra cho người đọc những tình cảm tốt đẹp.
- Thao tác bình luận: Nhận định lại câu nói và có thể nêu cảm nhận
ThS Hồ Hoài Khanh (Trường THPT ĐÔNG ĐÔ- TP HCM)
Bình luận (0)