xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hiệu trưởng "vi hành” ghi hình học sinh vi phạm giao thông

Theo Trung Đức (SGTT)

Hàng trăm học sinh vi phạm đi xe máy đến trường đã bị cảnh sát giao thông và nhà trường bí mật ghi hình, xử phạt. Nhà trường cũng cung cấp hình ảnh để phạt nguội

Từ đầu năm 2011, Công an Hà Nội và Sở GD-ĐT Hà Nội mở đợt phối hợp cao điểm xử lý học sinh vi phạm đi xe máy đến trường. Trong đó, “chiến thuật” ghi hình phạt nguội được phòng CSGT và một số trường phổ thông trung học thí điểm đã khiến nhiều học sinh và phu huynh phải “tâm phục khẩu phục”.
 
Tính đến đầu tháng 3-2011, đã có 173 học sinh vi phạm bị các lực lượng CSGT xử lý, trong đó 141 trường hợp học sinh vi phạm đã được các nhà trường phản hồi xác nhận “đúng người đúng tội” thông qua hình ảnh mà CSGT gửi đến. Tuy nhiên, theo đánh giá của phòng CSGT Công an Hà Nội, ấn tượng nhất của chiến dịch không phải chỉ những con số mà là hình ảnh một ông hiệu trưởng “vi hành”, sục sạo vào cả những bãi gửi xe tự phát quanh trường để ghi hình học sinh vi phạm.

Trung tá Đinh Thanh Thảo, đội trưởng đội Khám nghiệm (phòng CSGT công an Hà Nội) cho biết, trong số 5 trường thí điểm phạt nguội bằng hình ảnh (gồm các trường THPT: Kim Liên, Việt Đức, Đống Đa, Phan Đình Phùng và Trần Phú) thì trường THPT Việt Đức là trường tham gia tích cực và phản hồi tốt nhất để cùng CSGT xử lý học sinh vi phạm.
 
img
CSGT đội 1 xử phạt học sinh đi xe máy gần trường Việt Đức, Hà Nội (Ảnh: Trung Đức)

Theo ông Thảo, sự tham gia của trường Việt Đức không chỉ dừng ở mức độ nhà trường thường xuyên xác nhận, phản hồi cho CSGT những thông báo, hình ảnh vi phạm mà CSGT ghi hình được, mà thầy hiệu trưởng Nguyễn Quốc Bình còn đích thân nhiều lần “vi hành”, chụp ảnh học sinh cố tình vi phạm.

“Có hôm anh Bình ăn mặc xuề xòa, khác với sự nghiêm túc khi lên lớp một chút, như thường ngày thì comle, nhưng nay anh ấy mặc áo phao, đi bộ vào những bãi xe gần trường để chụp ảnh học sinh vi phạm”, trung tá Thảo kể.

“Trường hợp có học sinh tái phạm, đã bị nhà trường xếp hạnh kiểm yếu. Qua hình ảnh ghi lại được, đã có 9 trường hợp học sinh bị hạ hạnh kiểm yếu. Đó là mức xử lý nặng nhất mà nhà trường từng áp dụng”, thầy Bình cho hay.

Khó áp dụng hình thức phạt nguội
 
 Dù đem lại hiệu quả khá cao khi áp dụng phạt nguội với học sinh đi xe gắn máy đến trường, nhất là tăng tính răn đe với học sinh vi phạm song theo phòng CSGT công an Hà Nội “khó để nhân rộng hình thức phạt nguội này ra rộng rãi với các đối tượng khác”.

Thực tế từ năm 2007, phòng CSGT công an Hà Nội cũng đã áp dụng hình thức phạt nguội nhưng để xác minh đúng người vi phạm là rất khó khăn và có quá ít phản hồi từ cơ quan, địa phương của người vi phạm.

Trung tá Trần Ngọc Ánh, đội trưởng đội Tham mưu tổng hợp (phòng CSGT công an Hà Nội) đánh giá: "Khi áp dụng đại trà, thì hình ảnh ghi hình phải rõ nét, rõ mặt và rõ biển số xe để từ đó xác minh tên tuổi, địa chỉ chủ xe vi phạm thì mới đủ dữ liệu để xử phạt. Nhưng, ngay cả khi xác minh được tên chủ xe vi phạm thì nhiều trường hợp xe đã sang tên đổi chủ nên rất khó tìm ra người vi phạm. Còn lần này, áp dụng có trọng tâm, khu biệt đối tượng là học sinh của trường A, trường B, có hình ảnh là các thầy cô có thể nhận rõ học sinh của mình, lớp nào. Thêm vào đó, có quy chế phối hợp rõ ràng giữa ngành giáo dục với công an nên xác minh dễ, xử lý cũng dễ hơn”.

Thiếu úy Đỗ Bá Hưng, cán bộ phụ trách ghi hình vi phạm (thuộc đội Khám nghiệm, phòng CSGT) cho biết :"Khi áp dụng với các trường cụ thể, do trinh sát, nắm địa bàn trước, nắm được khung thời gian cụ thể (chủ yếu là trước giờ vào học và giờ tan học) nên chủ động bố trí chiến sĩ ghi hình. Nhờ đó hình ảnh thu nhận được có chất lượng tốt nên dễ nhận rõ đối tượng vi phạm. Còn với việc áp dụng rộng rãi, việc ghi hình cả biển số xe, cả mặt người vi phạm mà để đạt được chất lượng hình ảnh tốt là rất khó. Hơn nữa, CSGT cũng không chuyên về máy móc nên chất lượng hình ảnh không phải lúc nào cũng như ý”.
Trung Đức

Tháng 11-2007, sau hơn bốn tháng từ khi triển khai Nghị quyết 32 của Chính phủ về các biện pháp hạn chế tai nạn và ùn tắc giao thông, Phòng CSGT Công an Hà Nội đã gửi 30.000 giấy báo trường hợp vi phạm đến các trường học, cơ quan có người vi phạm nhưng rất ít phản hồi trở lại.
Cũng theo số liệu tại thời điểm đó, sau hơn một tháng phạt nguội, chỉ có 25 người có giấy gọi và chấp nhận nộp phạt.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo