xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Họ vét sạch thí sinh rồi"

Theo Tô Hội (Khoa học và Đời sống)

Đó là tâm tư của PGS-TS Hoàng Hữu Nguyên, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thành Tây, khi trò chuyện cùng phóng viên. Tâm tư ấy bắt nguồn từ việc trường ông năm nay chỉ tuyển được chưa đầy 20% thí sinh so với chỉ tiêu, khiến trường có nguy cơ đóng cửa.

Chưa có quy chế tuyển sinh phù hợp
 
Phóng viên: Thời điểm xét tuyển nguyện vọng 3 đã hết, mùa tuyển sinh cũng đã khép lại. Mùa tuyển sinh ở trường ông năm nay thế nào?
 
PGS-TS Hoàng Hữu Nguyên: Năm nay, trường được giao chỉ tiêu tuyển sinh là 900 hệ đại học và 100 hệ cao đẳng, 540 liên thông. Nhưng kết quả thi thì chỉ có 14 thí sinh trúng tuyển NV1, 240 NV2 và khoảng 30 NV3. Đấy là trường còn ở mức khá. Tính trung bình thì các trường ngoài công lập chỉ tuyển được khoảng gần 20% so với chỉ tiêu được giao. Đánh giá tổng quan thì các trường có tuổi đời dưới 10 đều rơi vào tình trạng khó khăn này.
 
img
PGS-TS Hoàng Hữu Nguyên, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thành Tây
 
• Đại học Thành Tây có nằm trong danh sách các trường có nguy cơ đóng cửa vì thiếu sinh viên không thưa ông?
 
- Không, nhưng cũng đang rất khó khăn. Trường được thành lập đã sang năm thứ 6. Hiện chúng tôi có 1.600 sinh viên học tại đây nhưng nguồn tuyển cứ ngày càng ít dần. Có ngành đến 3 năm rồi mà không có sinh viên nào theo học như ngành công nghệ nhiệt lạnh.
 
• Phải chăng năm nay được coi là bi đát nhất?
 
- Đúng vậy. So với chỉ tiêu được giao thì năm kia chúng tôi còn tuyển được 80%, năm ngoái tuyển được 50%. Năm 2011, nhà trường triển khai công tác tuyển sinh từ tháng 10-2010 nhưng tình hình vẫn không khả quan. Số thí sinh đăng

Đại học Thành Tây dự kiến đến năm 2015 sẽ có khoảng 20 ngành và năm 2020 là 30 ngành với khoảng 3 vạn sinh viên. Dự kiến sau 5 năm thì tuyển được 10.000 sinh viên nhưng năm nay đã là năm thứ 6 mà cũng mới chỉ tuyển được khoảng 1.600 sinh viên.

ký ít quá, số trúng tuyển cũng quá ít. Rồi các trường công lập vốn đã có nhiều lợi thế hơn, lại được quyền tuyển sinh đến cả NV3. Họ vét hết thí sinh rồi, còn đâu mà chúng tôi tuyển nữa.
 
• Trường học khát thí sinh. Thí sinh khao khát đi học. Nhưng người muốn học không được học. Trường muốn dạy không có người để dạy. Vì sao lại thế?
 
- Cung và cầu không gặp nhau. Sự vênh nhau này nằm ở chỗ chưa có một cơ chế căn bản phù hợp về vấn đề tuyển sinh.
 
Dường như ông đang đổ lỗi cho việc tuyển sinh đại học hiện nay đang rất tréo ngoe?
 
- Đúng vậy. Anh giao cho người ta chỉ tiêu tuyển sinh nhưng đồng thời anh lại đặt ra một cái rào cản to đùng là điểm sàn. Kiểu tưởng là rất mở nhưng lại đặt ra một cái chướng ngại vật to đùng đã dẫn đến tình trạng lắt lay của các trường hiện nay. Cái mà nhiều chuyên gia giáo dục vẫn còn bức xúc đến giờ là việc trao quyền tự chủ cho các trường. Không có trò thì "tan trường". Không trò thì thầy dạy ai, trường lớp xây để làm gì?
 
Một con trâu cũng đủ tiền học đại học
 
• Một số người nói thí sinh giờ cũng "chảnh" lắm, chỉ theo học trường "ngon" thôi?
 
- Không phải, nhiều em rất muốn học nhưng vì không đủ điểm sàn nên đành phải ngậm ngùi.
 
 Hay vì học phí các trường ngoài công lập quá cao khiến đa số học sinh không thể theo học?
 
- Cũng không hẳn. Học phí hệ đại học của trường tôi chỉ có 500.000 đồng/tháng, trong khi học phí của các trường công lập khoảng 350.000 đồng. Rồi tiền ở KTX cũng chỉ 100.000 đồng/tháng. Học phí chỉ là một phần, điều quan trọng là các em chọn ngành học, chọn trường học đa số là dựa trên cái mác của trường đó. Tất nhiên trường lâu năm, có truyền thống, có đội ngũ giảng viên cố định... là tốt. Nhưng không vì thế mà cho rằng trường mới thành lập thì chất lượng đào tạo kém.
 
Con hát, mẹ nào chẳng khen hay?
 
- Tôi hiểu nhưng cứ xem học trò của chúng tôi ra trường, làm việc... thì biết. Các trường mới thành lập thì buộc phải có thời gian để khẳng định tên tuổi. Quan trọng là phải có cơ chế thông thoáng. Tôi biết giờ nhiều gia đình chọn trường cho con đi học không đặt nặng vấn đề học phí.
 
Nhưng 700.000đ học phí/tháng đối với gia đình nông dân thì cũng không nhỏ?
 
Tôi và các thầy cũng đã ngồi tính cả rồi. Đồng tiền ngày càng mất giá, ngay cả các gia đình dân tộc thì 1 con trâu bán  đi cũng đủ để học hết đại học.
 
• Nhưng với những cổ đông đóng góp để lập trường, thì hẳn là ông và họ cũng mong muốn có được lợi nhuận?
 
- Cái đó là có nhưng chúng tôi cũng đã xác định là 5 năm đầu thì không có lãi.
 
Có cổ đông nào đòi tiền không thưa ông?
 
- Không, thậm chí cổ tức không lấy, tất cả vì trường. Trường có  271 cổ đông đóng góp. Đa phần đều là những người tâm huyết với giáo dục chứ không đặt nặng vấn đề lợi nhuận.
 
Không kinh doanh được làm sao có cổ tức?
 
- Đó là lợi nhuận từ số tiền đầu tư ban đầu chưa dùng đến, chứ không phải là lợi nhuận từ sinh viên đem lại.
 
• Chẳng lẽ các trường cứ  mở ra rồi lại đóng vào, mà không biết làm gì?
 
- Sắp tới đây chúng tôi sẽ triệu tập một cuộc họp trên quy mô lớn để bàn giải pháp tháo gỡ, chứ cứ để thế  này thì chúng tôi chết. Có thể nói các trường ngoài công lập và cả một số trường công lập... cũng đang đứng trước bờ vực của "cái chết" do khó khăn về nguồn tuyển.
 
Cụ thể là gì thưa ông?
 
- Các trường ngoài công lập chuẩn bị kiến nghị Bộ GD-ĐT cho kéo dài thời gian tuyển sinh đến khi đủ chỉ tiêu giao. Với các trường khó khăn về nguồn tuyển có thể được phép tuyển cả khối B cho các ngành kinh tế và các ngành khác chấp nhận kết quả thi khối B, vì hiện nay số dôi dư nguồn tuyển của khối B còn nhiều trong khi khối A lại cạn kiệt. Hai là với những trường có nguy cơ đóng cửa thì bộ phải có đoàn công tác thị sát nắm tình hình, có giải pháp tình thế hoặc giải pháp đặc biệt giúp các trường tháo gỡ khó khăn. Ngay từ bây giờ phải cải cách khâu thi và tuyển sinh.
 
Theo nhận định của ông thì khả năng Bộ GD-ĐT có ngay được giải pháp sau bản kiến nghị đó không?
 
- Dứt khoát phải thay đổi chứ  không thể để tình trạng như thế này  được. Còn thay đổi như thế nào thì phải xem đã. Trong khi các nước tiến tiến họ khuyến khích mở rộng đầu vào và thắt chặt đầu ra thì  mình lại làm ngược lại với xu thế. Thật chán không buồn nói.
 
• Bộ sẽ lập luận rằng cần phải siết chặt chất lượng giáo dục chứ không để thả nổi, không thể để giáo dục biến thành một thị trường hàng hóa thông thường?
 
- Đương nhiên không thể thả nổi. Anh vẫn giao chỉ tiêu, vẫn giám sát khung chương trình và giao quyền tự chủ cho người ta. Đến khi sinh viên tốt nghiệp, bộ sẽ kiểm tra bằng một công cụ phù hợp. Nếu sinh viên đáp ứng được yêu cầu thì sẽ được tốt nghiệp, còn không thì không có bằng. Điều này sẽ buộc sinh viên phải học. Trường học có người học, sinh viên muốn học có nơi để học chứ không để xảy ra tình trạng trường lớp vắng hoe vắng hoắt vì chẳng thể nào tuyển nổi thí sinh.
 
Xem ra thì bất cập này cũng khó để có lời giải ngay?
 
- Khó nhưng mà cũng dễ. Chỉ cần dám làm và mạnh tay làm là được.
 
Xin cảm ơn ông!
 
Trước tình trạng đóng của của nhiều trường, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập sẽ tổ chức một hội thảo lớn  ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam.
Theo đó, hiệp hội sẽ lấy ý kiến tổng hợp thành bản kiến nghị đổi mới căn bản việc thi và tuyển sinh gửi bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận nhằm có giải pháp cứu cánh kịp thời cho thực trạng này.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo