xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Học sinh trường chuyên hết mê môn chuyên?

Bài và ảnh: Minh Quyên

Do chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi tách xa so với chương trình phổ thông, không phục vụ được mục đích thi ĐH, cộng với quyền lợi bị giảm nên nhiều học sinh trường chuyên ở TPHCM không còn mặn mà với một môn chuyên sâu

Ông Nguyễn Bác Dụng, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, chia sẻ: “Ngoài việc bảo đảm học sinh nắm chắc kiến thức các môn, nếu trường chuyên tâm bồi dưỡng một môn chuyên cho học sinh là không được vì nhu cầu của các em là phải học ba môn để thi ĐH”. Cũng vì lý do đó, trường phải bổ sung hai môn khác để bồi dưỡng cùng với một môn chuyên cho học sinh.

 
Giáo viên cũng ngậm ngùi
 
Ông Võ Anh Dũng, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, cũng thừa nhận định hướng chính của trường là nhắm cho học sinh thi vào ĐH. Bởi khi học sinh chỉ chú tâm vào việc làm sao thi đậu ĐH thì nhà trường phải dạy như vậy và học sinh đương nhiên thay vì dành trọn thời gian cho một môn chuyên thì phải dàn ra cho cả ba môn sẽ thi vào ĐH. Mức độ chuyên sâu vào môn các em yêu thích và có năng khiếu tất nhiên phải giảm bớt.
 
Tình hình này cũng xảy ra ở Trường THPT Gia Định, nơi có 4 lớp chuyên toán, lý, hóa, Anh. Bà Nguyễn Thị Thu Cúc, hiệu trưởng, cho biết trường tổ chức lớp bồi dưỡng cho những em có năng khiếu đặc biệt từng môn nhưng số học sinh chịu theo học rất ít. Có khi chưa đến 10 học sinh/lớp.
 
Cũng vì tình trạng này mà hằng năm các giáo viên trường chuyên thường phải ngậm ngùi khi số lượng học sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế cứ thưa dần, giải thưởng vì thế cũng giảm dần.
 
 
img
Một tiết học tại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TPHCM)


Giải thích về điều này, ông Dũng nhận xét do chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi tách xa so với chương trình phổ thông, không phục vụ được mục đích thi ĐH; cộng với quyền lợi của học sinh giỏi quốc gia, quốc tế bị giảm nên chuyện học sinh  không mặn mà với một môn chuyên sâu là đương nhiên.
 

Đội tuyển thi Olympic quốc tế VN những năm gần đây có dấu hiệu đi xuống: Năm 2006 đoạt 4 huy chương vàng; năm 2008 được 8 huy chương vàng; năm 2010 chỉ được 2 huy chương vàng. Đội tuyển Olympic toán học trước năm 2005 nằm trong top 10 xếp hạng toàn đoàn, sau năm 2005 luôn rơi vào top 11 - 15.

Trong khi học sinh mải mê “luyện” ba môn cho kỳ thi ĐH thì lãnh đạo các trường ĐH lại rất “khát” những học sinh có năng khiếu, chuyên sâu một môn nhất định. Đã nhiều năm nay, ĐH Quốc gia TPHCM đều đề xuất Bộ GD-ĐT để được tuyển thẳng học sinh từ Trường THPT Năng khiếu ĐH Quốc gia TPHCM nhưng không được, năm nay trường tiếp tục đề xuất.
 
Chưa chọn đúng người
 
Theo ông Dụng, phương thức tuyển sinh học sinh chuyên như những năm qua là chưa thực sự chọn đúng người cần chọn. Theo quy định, chỉ những học sinh giỏi ở bậc THCS mới được tham gia kỳ thi chọn học sinh chuyên.
 
Tuy nhiên, ông Dụng cho rằng có những học sinh khá nhưng lại có năng khiếu ở một môn nào đó. Trường hợp này dĩ nhiên là không có cơ hội để được bồi dưỡng năng khiếu.
 
Ông Dụng đề xuất: “Để phát hiện một học sinh  giỏi, có năng khiếu, cần có những cuộc đánh giá dài hơn hoặc có khảo sát trí tuệ, Bộ GD-ĐT nên cân nhắc lại phương thức tuyển sinh hiện nay để tránh bỏ sót nhân tài”.
 
Ông Dũng cũng nhận xét về phương thức tuyển sinh là có phần chưa hợp lý. Vì nếu chỉ căn cứ vào một kỳ thi để chọn ra học sinh giỏi e chưa chính xác. Dù vậy, việc lấy hệ số 1 điểm ba môn toán, văn, Anh và hệ số 2 môn chuyên như TPHCM vẫn làm những năm qua là có phần hợp lý vì học sinh muốn học chuyên sâu một môn nào đó, trước hết phải giỏi toàn diện các môn còn lại.
 
Qua đó, ông Dũng cho rằng phương thức tuyển học sinh chuyên nên có thay đổi. Cụ thể, để đánh giá toàn diện hơn về một học sinh thì không chỉ căn cứ qua một bài thi.
 
Để có thể phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu một môn học nhất định, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa thường có những đợt sàng lọc học sinh cuối năm.
 
Những học sinh ở lớp cận chuyên được phát hiện có năng khiếu sẽ được đưa vào lớp chuyên và ngược lại. Tuy nhiên, việc này vẫn chưa thể giải được bài toán trường chuyên là nơi đào tạo học sinh giỏi ở từng lĩnh vực hay chuyên “luyện” thi ĐH trong tình hình hiện nay.

TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc Đào tạo ĐH Quốc gia TPHCM:

Cần tuyển thẳng học sinh giỏi

Khoa học cơ bản rất cần học sinh năng khiếu. Những ngành như toán, lý, ngoại ngữ... nếu học sinh không có năng khiếu sẽ rất khó để tiếp tục học chuyên sâu ở những năm tiếp theo.
 
Vì vậy, việc tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia là nên tái lập. Nhiều học sinh được tuyển vào từ con đường thi ĐH chưa hẳn bộc lộ năng khiếu ở các ngành khoa học cơ bản, vì những ngành này điểm đầu vào lại thường “khiêm tốn” hơn hẳn các ngành ứng dụng.

 

Ông Nguyễn Thanh Hùng, phó hiệu trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu ĐH Quốc gia  TPHCM:

Giảm tâm huyết

Kể từ khi Bộ GD-ĐT bỏ chế độ tuyển thẳng vào ĐH cho các học sinh giỏi quốc gia, phụ huynh và học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu đã chọn con đường tập trung ôn thi ĐH và học tiếng Anh thay vì tham gia các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp.
 
Việc học sinh không mặn mà với  thi học sinh giỏi, đặc biệt là tình trạng học sinh lớp 12 bỏ thi học sinh giỏi, kéo theo hệ lụy là giảm tâm huyết ở các thầy cô giáo và các trường chuyên. Đây thực sự là một hiện tượng đau lòng.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo