xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hơn 11.200 thí sinh bỏ thi

Yến Anh - Lê Trường - Huy Lân - Lê Thoa

Ngày 3-7, thí sinh thi THPT quốc gia 2016 môn địa lý và hóa học. Có 66 thí sinh vi phạm kỷ luật, hơn 11.000 em bỏ thi

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổng số thí sinh (TS) dự thi môn địa lý là 430.631, đạt 98,65%. Môn hóa học có 341.985 TS dự thi, đạt 98,47%. Như vậy, tổng số TS bỏ thi trong ngày thứ ba là 11.225 em.

53 thí sinh bị đình chỉ

Trong ngày thi thứ ba, có 66 TS vi phạm kỷ luật. Trong đó, 7 TS bị khiển trách, 6 bị cảnh cáo, 53 bị đình chỉ.

Theo ghi nhận tại cụm thi Long An do Hội đồng thi Trường ĐH Sài Gòn chủ trì, sáng 3-7 có 1 TS bị khiển trách do nhìn bài người bên cạnh, 2 TS bị cảnh cáo do nhắc nhở nhiều lần vẫn trao đổi với nhau, 1 TS bị đình chỉ do mang điện thoại di động vào phòng thi.

Thí sinh phấn khởi vì đề ngày thi thứ ba khá dễ Ảnh: Tấn Thạnh
Thí sinh phấn khởi vì đề ngày thi thứ ba khá dễ Ảnh: Tấn Thạnh

Ở Hội đồng thi Trường ĐH Nông Lâm chủ trì tại cụm thi Gia Lai, trong lúc đang làm bài thi môn hóa, TS Trà Phương Quỳnh, học sinh chuyên hóa Trường THPT chuyên Hùng Vương, ngất xỉu nên phải đi cấp cứu ở bệnh viện. Quỳnh là TS tự do, dự thi tại điểm thi của Trường CĐ Sư phạm Gia Lai.

Tại tỉnh Bình Thuận, trước buổi thi môn địa lý sáng 3-7, có 2 TS ở phòng thi 304, điểm thi số 12, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Bình Thuận bị choáng nghi ngộ độc thực phẩm. Hai TS này đã được bác sĩ cấp cứu kịp thời nên đã quay về trường thi lúc 8 giờ 45 phút. Do 2 TS này chưa tiếp xúc với đề nên hội đồng thi đã giải quyết cho các em được dự thi. Các em hoàn thành bài thi bình thường.

Tại điểm thi Trường CĐ Cộng đồng Bình Thuận, 1 TS bị tai nạn giao thông, chấn thương nhẹ ở cằm, tay, chân và được sơ cứu ở phòng y tế của điểm thi.

Đề hóa không có câu hỏi lạ

Nhận xét về đề thi hóa học, thầy Nguyễn Hoàng Lâm - giáo viên môn hóa Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) - cho rằng đề thi “mềm” hơn so với năm 2015. Phổ điểm trung bình sẽ 7,5 - 8. Số điểm 10 sẽ tăng so với năm 2015.

Tuy đề thi có nhiều câu hỏi ứng dụng nhưng đều rơi vào câu dễ. Các câu khó đều sử dụng nhiều phương pháp trong 1 bài như bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố, quy đổi. Đề thi năm nay không xuất hiện câu hỏi lạ, tránh được tình trạng học lệch (cấu trúc trải rộng kiến thức lớp 12) và học thuộc lòng. Đồng thời, đề có bài tập thực tiễn yêu cầu giáo viên và học sinh phải tìm tòi, học kỹ và đầy đủ sách giáo khoa, không cắt xét chương trình. Đề cũng duy trì được việc lồng ghép kiến thức, cách truyền tải thông tin đa dạng, không chỉ duy nhất dạng chữ mà còn bảng biểu, đồ thị, hình vẽ, giúp TS trực quan vận dụng kiến thức liên môn tốt hơn (lý - hóa).

Giáo viên Đặng Đình Thành, Trường THPT Vĩnh Viễn (TP HCM), cho rằng đề hóa năm nay dài hơn mọi năm (5,5 trang thay vì 5 trang), tạo tâm lý bối rối cho TS. Nội dung đề thi trải rộng cả 3 khối lớp 10, 11 và 12, trong đó có những câu phải kết hợp kiến thức cả 3 khối mới có thể giải quyết được.

30 câu đầu là những câu đơn giản nhưng có phần khó hơn 30 câu đầu năm trước. 20 câu còn lại thực sự là những câu có tính phân hóa rõ rệt cho các nhóm TS trung bình khá, khá, giỏi, thật sự giỏi và xuất sắc về môn hóa. Để làm được tốt những câu khó, đòi hỏi TS phải biết kỹ thuật bấm máy tính nhuần nhuyễn. Mức độ phân hóa rất rõ, phù hợp với mức độ xét tuyển vào các trường ĐH công lập...

Đề địa lý dễ đạt 7-8 điểm

Tiến sĩ Vũ Đình Hòa, giảng viên Học viện Chính sách và Phát triển, nhận xét đề thi địa lý hợp lý cả về kiến thức và kỹ năng, thích hợp để vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển vào ĐH. Đề có cấu trúc rõ ràng, bảo đảm đầy đủ kiến thức cơ bản, nằm hoàn toàn trong chương trình địa lý lớp 12, giảm được việc học thuộc lòng.

Đề thi có cả những nội dung gắn với các vấn đề thực tiễn đang xảy ra như hiện tượng xâm nhập mặn ở ĐBSCL, tạo được hứng thú với TS. So với đề thi năm 2015, đề thi năm nay có mức độ phân hóa cao hơn. TS thi để xét tốt nghiệp có thể làm được 60%-70% đề nhưng để lấy điểm 8-9 trở lên phải là học sinh khá giỏi.

Thầy Nguyễn Đình Tình, giáo viên Trường THPT Vĩnh Viễn (TP HCM), cho rằng câu 4 trong đề địa lý là câu phân loại TS, đặc biệt ở nội dung phân tích tiềm năng để tạo ra thế mạnh về nguồn nguyên liệu tại chỗ của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm tại nước ta. Tính mở trong đề thi thể hiện ở nội dung hỏi vì sao các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, đề thi yêu cầu nêu thế mạnh và hạn chế về tài nguyên đất đối với việc phát triển nông nghiệp ở vùng chuyên canh cây lương thực lớn nhất cả nước là ĐBSCL. Tính thời sự thể hiện ở nội dung hỏi về tình hình xâm nhập mặn diễn ra rất nghiêm trọng ở ĐBSCL thời gian qua. Với đề thi này, học sinh trung bình và chịu học bài có thể đạt 6 điểm, học sinh khá - giỏi có thể đạt 7 - 8 điểm.

Hôm nay (4-7), TS sẽ dự thi 2 môn cuối cùng của kỳ thi THPT quốc gia 2016. Báo Người Lao Động tiếp tục tổ chức gợi ý giải đề thi trên tuyensinh.nld.com.vn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo