xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không nên có đề án riêng về tăng học phí

Huy Lân thực hiện

Chính sách của Nhà nước đối với giáo dục ngoài công lập có thể nói là chưa thông thoáng. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc xin thành lập trường và hợp tác quốc tế. Tỉ lệ SV-HS trong các trường ĐH, CĐ, THCN ngoài công lập tính đến nay chỉ chiếm 13%, một tỉ lệ còn khiêm tốn.

. Phóng viên: Thưa giáo sư, quan điểm của ông như thế nào về đề án học phí mà Bộ GD-ĐT dự kiến đưa ra lấy ý kiến vào tháng 12 này?

- Giáo sư Trần Hồng Quân: Theo tôi, Bộ GD-ĐT không nên có một đề án riêng về vấn đề học phí mà nên có đề án chính sách tài chính đối với giáo dục. Đề án chung đó phải thỏa mãn các yêu cầu sau: Một là, phải tăng thêm nguồn lực tài chính cho giáo dục. Giai đoạn trước mắt đòi hỏi giáo dục cần phải có bước phát triển mang tính đột phá. Phải có nhiều điều kiện mà trong đó tài chính là một yêu cầu quan trọng. Hai là, phải giải quyết tốt hơn sự công bằng xã hội về cơ hội học tập đối với mọi người. Tuyệt đối không để người nghèo vì không có tiền mà không được đi học. Ba là, sử dụng hợp lý ngân sách Nhà nước cho giáo dục.

. Có thể hình dung rõ hơn về nội dung đề án không, thưa ông?

- Trong đề án đó phải giải quyết cụ thể bốn vấn đề lớn: Thứ nhất, phải làm rõ một cách định lượng yêu cầu tài chính cần cho tăng tốc độ phát triển giáo dục là bao nhiêu. Ở đây, vai trò đầu tư của Nhà nước không thể giảm đi mà phải tăng cường cho tương xứng với “quốc sách hàng đầu”. Hiện nay chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục là 20%, chiếm 5,6% GDP, so với nhiều nước khác, tỉ lệ này chưa phải là quá cao. Như vậy, ngoài khả năng của Nhà nước, phần còn lại tất yếu phải huy động từ xã hội, nghĩa là cần xã hội hóa. Thứ hai là chính sách tín dụng giáo dục. Thứ ba là chính sách học bổng. Thứ tư là chính sách học phí. Cuối cùng là chính sách thuế đối với người sử dụng lao động qua đào tạo.

. Vấn đề công bằng xã hội về cơ hội học tập làm sao giải quyết được khi còn nhiều người nghèo không có tiền đi học?

- Chính phủ vừa ban hành chính sách tín dụng giáo dục. Với chính sách này, người nghèo có thể vay đi học rồi sau này bằng năng lực lao động của mình trả lại tiền. Ở đây tôi xin có một kiến nghị điều chỉnh về chủ trương là, thay vì giao cho Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) cho vay thì nên giao cho tất cả các ngân hàng thương mại, kể cả ngân hàng thương mại cổ phần. Ngân hàng CSXH làm nhiệm vụ bù lỗ phần chênh lệch giữa lãi suất thương mại với lãi suất ưu đãi. Như vậy, tổng quỹ tín dụng không chỉ 4.000 tỉ đồng mà có thể hơn nhiều lần. Nhiều sinh viên - học sinh (SV-HS) có thể vay dễ dàng...

. Vậy huy động nguồn tài chính từ bên ngoài bằng cách nào, thưa ông?

- Phải làm cho xã hội có trách nhiệm. Đặc biệt là những cá nhân, đơn vị sử dụng lực lượng lao động qua đào tạo, họ phải đóng thuế. Đồng thời, có trách nhiệm mở trường để đào tạo cho mình và mở trường phổ thông quanh khu vực địa bàn của mình đóng...

Ngoài ra, đối với các trường công, Nhà nước phải có chính sách cho các trường vay vốn, thậm chí huy động vốn góp để đầu tư trang thiết bị dạy học, đổi mới nội dung, chương trình dạy học, bồi dưỡng đào tạo giáo viên. Làm như vậy, trường mới có sức lôi cuốn người học, có sức cạnh tranh.

Chính sách của Nhà nước đối với giáo dục ngoài công lập có thể nói là chưa thông thoáng. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc xin thành lập trường và hợp tác quốc tế. Tỉ lệ SV-HS trong các trường ĐH, CĐ, THCN ngoài công lập tính đến nay chỉ chiếm 13%, một tỉ lệ còn khiêm tốn. Nhà nước phải tạo cho các trường ngoài công lập cơ chế thông thoáng để huy động các nguồn lực đầu tư của xã hội, tạo điều kiện cho các trường áp dụng các chương trình tiên tiến của quốc tế sẽ thu hút nhiều người học có điều kiện, chia sẻ gánh nặng với trường công.

. Trong trường hợp tăng học phí, khả năng của người học không giống nhau, vậy giải quyết bài toán này như thế nào?

- Có lẽ phải có nhiều mức học phí và nhiều mức học bổng. Học phí cao nhất chắc phải tăng và học bổng cao nhất cũng phải tăng. Hiện nay tỉ lệ SV-HS học ĐH, CĐ, THCN- dạy nghề ở các trường công quá lớn, chiếm tới 87%. Trong số này, chi phí đào tạo chỉ được bù đắp một phần nhỏ bằng học phí mà thôi. Nhà nước đã bao cấp phần lớn lại còn bao cấp cho con em khá giả là không hợp lý. Nhà nước nhất thiết phải miễn phí cho các đối tượng như sau: diện phổ cập; cấp học bổng cho SV-HS những vùng khó, vùng dân tộc; diện chính sách, diện SV-HS nghèo học giỏi; diện SV học những ngành không tham gia được thị trường lao động (như đào tạo phục vụ cho công quyền, phúc lợi xã hội chung, khí tượng thủy văn...).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo