Một trong những nội dung quan trọng về quản lý dạy thêm, học thêm được Bộ GD-ĐT quy định là “không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống”.
Không gửi cô, biết gửi ai?
Một giáo viên Trường THPT Ứng Hòa (huyện Ứng Hòa - Hà Nội) cho rằng nhu cầu dạy thêm, học thêm là có thật. Theo giáo viên này, ngoài một phần lỗi của giáo viên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận chương trình giáo dục hiện nay còn nặng nề khiến học sinh phải học thêm mới theo được. “Nhiều phụ huynh, đặc biệt ở các TP lớn, rất muốn con mình vào học ở các trường chuyên và nếu không học thêm thì khả năng trượt là rất lớn” - giáo viên này phân tích.
Trong ảnh: Học sinh Trường Tiểu học Dịch Vọng B (Hà Nội)
“Bật đèn xanh” cho người ngoài
Một quy định cũng gây ra phản ứng là giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không được tổ chức mà chỉ có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Trong buổi gặp mặt báo chí chiều 17-5, ông Đoàn Văn Ninh, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT), thừa nhận nội dung này là phần khó khăn nhất khi xin ý kiến và quyết định ban hành.
Giáo viên một trường THPT đóng tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho rằng với quy định này, Bộ GD-ĐT đã “bật đèn xanh” cho người không phải là giáo viên đứng ra tổ chức lớp học. Như thế, các giáo viên dạy thêm phải lệ thuộc vào một trung gian, trong khi nhu cầu học thêm rõ ràng là có thật.
Với một nền giáo dục nặng về khoa cử như Việt Nam, chương trình học lại quá nặng nề, nếu không học thêm thì học sinh khó có thể nắm chắc cơ hội vào đại học. Lý giải về điều này, ông Ninh cho rằng giáo viên không được tự đứng ra tổ chức và thu tiền ngoài quy định vì thực tế, không phải thầy dạy toán chỉ dạy thêm toán mà còn “kinh doanh” các môn khác. “Quy định này nhằm cấm việc thầy đứng là làm “ông bầu” tổ chức dạy thêm ngoài chuyên môn của mình” - ông Ninh phân tích.
Bảo đảm quyền lợi học sinh
Bình luận (0)