xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kiểm định chất lượng chưa đi vào thực chất

Bài và ảnh: Huy Lân

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đưa ra 4 từ khóa yêu cầu chung cho công tác quản lý chất lượng - thanh tra phải là công khai, công bằng, thực chất, chuẩn hóa

Ngày 24-8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 đối với công tác quản lý chất lượng và thanh tra, kiểm tra khối sở GD-ĐT. Tham dự hội nghị có đại diện các sở GD-ĐT trong toàn quốc, đại diện Cục An ninh chính trị nội bộ (A03) - Bộ Công an.

Còn hình thức, đối phó trong kiểm định

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh công tác quản lý chất lượng và thanh tra có mối liên hệ chặt chẽ. Công tác này ngày càng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Ông đề nghị tại hội nghị này, các đại biểu đóng góp ý kiến, kinh nghiệm hay và góp ý cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 vì trong tháng 9 phải báo thường trực Chính phủ.

Báo cáo tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024 đối với công tác quản lý chất lượng, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (QLCL), đề cập nhiều vấn đề từ công tác xây dựng văn bản pháp luật; công tác kiểm định chất lượng, đánh giá chất lượng giáo dục; công tác tổ chức các kỳ thi...

Kiểm định chất lượng chưa đi vào thực chất - Ảnh 1.

Các đại biểu quét mã QR cho ý kiến về phương án thi tốt nghiệp THPT 2025

Về kiểm định chất lượng, đánh giá chất lượng giáo dục, cục trưởng Huỳnh Văn Chương cho biết công tác này vẫn còn hạn chế do nhận thức của một số cán bộ quản lý cơ sở giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới; chưa chủ động và chưa phát huy được vai trò công nghệ thông tin trong quản trị nhà trường; nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ đổi mới quản trị nhà trường còn hạn chế; một số địa phương còn hình thức, đối phó, chưa đi vào chất lượng thực chất…

Đề cập công tác tổ chức các kỳ thi, ông Chương cho biết kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đã hoàn thành an toàn, đúng quy chế. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế khi còn 41 thí sinh vi phạm quy chế, đình chỉ thi. Trong đó, ghi nhận 2 trường hợp thí sinh vi phạm quy chế thi cần phải phối hợp với A03 - Bộ Công an làm rõ; có một số ý kiến phản ánh về đề thi và Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các tổ ra đề của hội đồng ra đề thi rà soát để có giải trình.

Xử lý vi phạm chưa đủ răn đe

Báo cáo tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2022-2023, ông Nguyễn Đức Cường, Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT, đã đề cập những ưu điểm trong việc ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra; phát hiện và xử lý vi phạm, kịp thời kiến nghị điều chỉnh các văn bản quản lý… Đồng thời, cũng chỉ ra những hạn chế khi còn 34/63 sở GD-ĐT chưa bố trí đủ 5 công chức làm công tác thanh tra sở theo quy định của Chính phủ; 8 sở GD-ĐT chưa bổ nhiệm chánh thanh tra sở; 38 cán bộ thanh tra sở chưa được bổ nhiệm ngạch thanh tra. Một số sở GD-ĐT chưa đào tạo, bồi dưỡng và chuyển ngạch cho công chức làm công tác thanh tra của sở GD-ĐT và chưa quan tâm, bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ...

Về công tác phối hợp bảo đảm an ninh, an toàn các kỳ thi năm 2023 và giải pháp nâng cao hiệu quả năm 2024, đại diện Cục A03 - Bộ Công an, đánh giá nguy cơ đe dọa an toàn kỳ thi còn nhiều tiềm ẩn, đặc biệt là gian lận công nghệ cao, bệnh thành tích... Vị đại diện cũng cho biết công tác phối hợp giữa ngành công an và giáo dục đã tốt nhưng ở một số nơi sự phối hợp giữa công an và cán bộ các điểm thi vẫn còn những nơi chưa chặt chẽ. Ý thức trách nhiệm cán bộ coi thi có nơi chưa bảo đảm, trong đó có việc thí sinh có thể sử dụng điện thoại chụp hình đề thi tuồn ra ngoài. Vị đại diện đặt câu hỏi liệu có hay không việc cán bộ coi thi tiếp tay? Việc xử lý thí sinh vi phạm cũng chưa đủ tính răn đe.

Ổn định kỳ thi năm 2024

Tại hội nghị, Cục trưởng Huỳnh Văn Chương cho biết kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo hướng giữ ổn định về cơ bản như năm 2023. Thực hiện các giải pháp chủ yếu để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 nghiêm túc, an toàn bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh, có độ tin cậy và sự phân hóa.

Hội nghị cũng tiếp tục lấy ý kiến về lịch sử có là môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Nhiều ý kiến cho rằng việc môn lịch sử có là môn bắt buộc cần có thêm ý kiến của các chuyên gia nhưng thực tế rằng có tình trạng thừa giáo viên lịch sử do các em lựa chọn rất ít.

Nhiều ý kiến cũng đề cập nhiều trường công bố kết quả xét tuyển sớm bằng học bạ trước kỳ thi tốt nghiệp THPT khiến nhiều em đã trúng tuyển lơ là học tập, khiến điểm thi tốt nghiệp THPT giảm. Nhiều ý kiến đề nghị nên có quy định các trường công bố kết quả xét tuyển sớm sau khi đã thi tốt nghiệp THPT.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo