xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lại đòi tăng học phí

Yến Anh

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho rằng Chính phủ đã quy định mức trần học phí để các trường chủ động xây dựng mức học phí của mình. Nếu thấy thấp, có thể kiến nghị

Tại hội nghị kế hoạch ngân sách năm 2012 với các trường, đơn vị trực thuộc vừa được Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 24-12 tại Hà Nội, Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ GD-ĐT) cho biết dù học phí đã tăng nhưng một số trường vẫn không đạt chỉ tiêu giao thu học phí. Lý do chỉ tiêu tuyển sinh hệ không chính quy giảm, thậm chí một số trường giảm tới 40% -50% như ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Ngoại thương, ĐH Sư phạm Hà Nội...

Bà Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TPHCM, nói không biết lấy nguồn kinh phí nào để trả lương cho cán bộ, giảng viên khi sắp tới, lương cơ bản tăng lên. Bà Quỳ cũng cho rằng việc trao quyền tự chủ đã nói đến nhiều nhưng cái cần tự chủ nhất là tăng nguồn thu trong các chương trình đào tạo đặc biệt thì chưa có. “Ngay trong một đơn vị, có những khoa nên cho cơ chế chứ không nên cho tiền vì xã hội sẵn sàng bỏ tiền. Ngược lại, có những ngành mà Nhà nước và trường phải có chủ trương đầu tư như luật Nhà nước, luật hình sự vì ít được xã hội quan tâm nhưng các cơ quan quyền lực Nhà nước thì rất cần”- bà Quỳ nhấn mạnh.

Ông Đinh Xuân Khoa, Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh, nói trường phải hạn chế cử cán bộ đi hội nghị, hội thảo, thậm chí giảm cả việc đi học, bồi dưỡng nghiệp vụ vì thiếu tiền. Suất đầu tư cho các trường thuộc Bộ GD-ĐT (khoảng 6 triệu đồng/năm/sinh viên) thấp hơn cả các trường thuộc tỉnh.

Lãnh đạo nhiều trường đề nghị tăng học phí để giải quyết bài toán khó là xây dựng cơ sở vật chất và lương cho cán bộ, giảng viên. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho rằng học phí đã được Chính phủ quy định rõ mức trần đối với 3 nhóm ngành đào tạo để các trường chủ động xây dựng mức học phí của mình. Nếu thấy thấp, các trường có thể kiến nghị để Chính phủ trình Quốc hội.

Những khó khăn về tài chính được nhiều trường khẳng định là do giảm chỉ tiêu tuyển sinh. Ông Đinh Xuân Khoa nói việc giảm 1.000 chỉ tiêu hệ không chính quy của trường trong năm 2011 đã ảnh hưởng lớn đến nguồn thu của trường nên đề nghị bộ không giảm chỉ tiêu hệ không chính quy xuống dưới 60% so với hệ chính quy. Bà Quỳ cũng nói bộ nên tính toán cho từng ngành đào tạo cụ thể. Ví dụ trong ngành luật, đào tạo tại chức và văn bằng hai là xu thế của thế giới. Bộ nên phân bổ chỉ tiêu không chính quy theo chuyên ngành đào tạo chứ không nên thành tổng chỉ tiêu sẽ dễ dẫn đến mất cân đối trong ngành, chỉ tiêu sẽ dồn vào ngành dễ đào tạo.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhận xét quy mô phát triển năm nào cũng tăng 10% như hiện nay là quá nóng nên cần chấn chỉnh, các trường muốn tăng chỉ tiêu thì phải tăng thầy chứ không thể để tình trạng thầy dạy tới 3.000 giờ/năm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo