xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lặng lẽ Lê Bá Khánh Trình

Thùy Vinh

Một thời lừng danh với huy chương vàng và giải đặc biệt Olympic Toán quốc tế, Lê Bá Khánh Trình thầm lặng, chăm chỉ học để làm thầy giáo. Với anh, làm thầy là nghiệp dĩ

Suốt những năm 1980, cái tên Lê Bá Khánh Trình nổi như cồn trong giới học đường, là thần tượng của học sinh cả nước bởi bài giải độc đáo tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế lần thứ 21 ở London (Anh), đoạt cả huy chương vàng và giải đặc biệt. Bẵng đi một thời gian, cái tên Lê Bá Khánh Trình dần “biến mất”. Nhiều người hỏi nhau: “Tài năng vàng của toán học Việt Nam đâu rồi nhỉ ?”.

Một ngày cuối năm, tôi tìm gặp lại Lê Bá Khánh Trình. Chủ nhân tấm huy chương vàng Olympic Toán quốc tế hơn 30 năm trước nay trông thật gầy gò, bình dị, cặp kính nặng trễ xuống mũi, dáng vẻ khoan thai. Anh sống bình dị cùng vợ con trong căn nhà ồn ào trên đường Lê Quang Định (quận Bình Thạnh - TPHCM).

“Nếu thi đại học, tôi đã rớt”

Mở đầu câu chuyện, Lê Bá Khánh Trình nói rằng giải thưởng tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế năm 1979 chính là cột mốc quan trọng của cuộc đời anh, nhờ đó mà anh có cơ hội tiếp xúc với nhiều người, với thế giới bên ngoài. “Cũng may, nếu năm đó thi đại học chưa chắc tôi đã đậu, mà nếu đậu thì điểm cũng không cao. Tôi học hơi lệch, được mỗi toán thôi, còn lý, hóa thì chỉ trung bình” - anh kể.

Cậu học trò Trường Quốc học Huế ngày ấy đến bây giờ vẫn chưa quên cái lần đăng ký nguyện vọng thi đại học. Chẳng biết mình nên học gì, ngành gì, thấy bạn bè đăng ký vào Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Trình cũng ghi danh. Sau đó, được cha (giảng viên Trường Đại học Y Dược Huế) khuyên bảo, Trình chuyển sang đăng ký thi vào Trường Đại học Tổng hợp Huế, ngành toán. Nhưng khi kỳ thi đại học chưa diễn ra thì Trình đoạt giải ba học sinh giỏi toán toàn quốc, được chọn vào đội tuyển Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế ở London.

img
Tôi may mắn được thọ giáo hai người thầy đáng kính ấy” - Lê Bá Khánh Trình nói. Ảnh: THÙY VINH
Kỳ thi đó là kỷ niệm mà Lê Bá Khánh Trình nhớ suốt đời. Năm ấy, đoàn Việt Nam gồm 4 học sinh dự thi, trong đó 3 người đoạt huy chương bạc là Phạm Hữu Tiệp, Bùi Tá Long, Phạm Ngọc Anh Cương; riêng Lê Bá Khánh Trình có tổng điểm tối đa 42/42, đoạt huy chương vàng và giành luôn giải đặc biệt.
Câu chuyện trong phòng thi đã được kể đi kể lại nhiều lần như một huyền thoại, giờ đây được anh nhắc lại lần nữa: “Đề thi gồm nhiều bài toán, trong đó có một bài yêu cầu giải cùng chiều thì tôi làm chiều ngược lại. Gần hết giờ, tôi mới ngớ người khi biết mình giải không đúng yêu cầu. Vậy mà chỉ mấy phút cuối giờ, trong tình thế lo cuống cuồng, tôi đã tìm ra được cách giải cùng chiều bằng tất cả cố gắng và kiến thức của mình. Cả hai cách giải đều cho kết quả đúng; đặc biệt, cách giải thứ hai được đánh giá rất cao”.

“Lúc làm bài toán ấy, tôi đã khuôn sáo khi nghĩ đến cách giải trong một cuốn sách hình học rất hay mà tôi đã đọc trước đó. Nhưng khi tự mình vận động trong mấy phút cuối, tôi đã nghĩ ra cách giải theo một khía cạnh khác, không như cuốn sách, vừa đơn giản vừa hiệu quả. Nếu không bị áp lực thì lời giải hay khó mà bật ra được” - Lê Bá Khánh Trình kể thêm.

Miệt mài với phấn trắng, bảng đen

Giải thưởng đã mang lại cho Lê Bá Khánh Trình suất du học 6 năm tại Đại học Tổng hợp Moskva, khoa toán - cơ và sau đó làm nghiên cứu sinh dưới sự hướng dẫn của Viện sĩ Andrey Alexandrovich Gontrar, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga. Bốn năm sau, Trình bảo vệ thành công luận án tiến sĩ toán lý thuyết rồi về nước.

Cứ tưởng về nước, Lê Bá Khánh Trình sẽ làm một việc gì đó lớn lao bằng tài năng của một nhà toán học được đào tạo bài bản, chuyên sâu suốt 10 năm bởi nền giáo dục Nga danh tiếng; thế nhưng, anh lại chọn con đường mà những người kỳ vọng rất nhiều vào anh lúc đó khó ngờ tới: Làm giảng viên!

Biết Trình về nước, Viện Toán học Việt Nam (ở Hà Nội) mời anh về công tác nhưng anh từ chối bởi điều kiện làm việc, đi lại xa xôi. Anh chọn TPHCM để gắn bó. Và trong hơn 20 năm qua, anh vẫn miệt mài với phấn trắng, bảng đen ở Khoa Toán - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, đồng thời tham gia giảng dạy cho học sinh chuyên toán Trường THPT Năng khiếu (Đại học Quốc gia TPHCM), rồi dạy luyện thi đại học. Nghề giáo, đối với anh, giản dị và thủy chung. Tôi hỏi: “Anh có bao giờ tiếc nuối về lựa chọn của mình không?”, Lê Bá Khánh Trình cho rằng nghề giáo đối với anh là duyên nợ, phù hợp với tính cách và sức khỏe của anh.

Và anh đã sống một cuộc đời đúng nghĩa là người thầy. Anh yêu nghề giáo, yêu học trò và coi việc dạy, việc học là một nghệ thuật. Con người đầy vẻ trầm tư, lặng lẽ ấy dường như hứng khởi hẳn lên khi nói về toán. Anh luôn muốn học trò cảm nhận được rằng toán không hề khô cứng mà rất gần gũi; khi làm một bài toán, cách giải càng đơn giản và rõ ràng càng tốt. Nguyên tắc của anh là phải giúp học trò có kiến thức nền tảng vừa tầm, tự nhiên chứ không phải là nhồi nhét cả mớ kiến thức rối rắm, khó nhớ...

Theo Lê Bá Khánh Trình, học trò ngày nay chuyên hơn, nhạy bén hơn so với thời của anh. Nhiều học sinh có cách giải toán rất đặc biệt, khác với những phương pháp mẫu mực có sẵn. Cho nên, đôi khi anh phải học lại từ học trò. Ấy cũng chính là niềm say mê, thích thú để Lê Bá Khánh Trình tiếp tục gắn bó với nghề.

Không ít học trò của anh ở Trường THPT Năng khiếu được chọn vào đội tuyển dự thi Olympic Toán quốc tế và một số em đã đoạt giải nhưng hầu hết học trò giỏi của anh không chọn con đường nghiên cứu mà đi theo những lĩnh vực khác. “Nếu những con người tài năng như anh mà cứ chọn con đường phẳng lặng, ít gai góc và ít cống hiến thì đó có phải là sự lãng phí lớn không?” - tôi hỏi. Lê Bá Khánh Trình trả lời ngắn gọn: “Mỗi người có sự lựa chọn khác nhau. Có thể cuộc sống chọn, duyên phận chọn, khó nói lắm!”.

Anh cho rằng đối với nhân tài, Nhà nước không nên bao bọc họ bằng những đặc chế như trả lương cao, ban chức tước. Ngược lại, nên cho họ tự do thay vì bổng lộc, bởi bổng lộc thường đi liền với ràng buộc, ơn nghĩa, đôi khi tạo nên sức ép, trách nhiệm nặng nề. “Hãy để cho những người giỏi được thoải mái lựa chọn con đường của mình. Khi cái tâm thanh thản, đầu óc thoải mái thì họ sẽ có đam mê để theo đuổi và nuôi lớn lý tưởng, hoài bão” - anh nói.

Trước khi chia tay, tôi hỏi: “Anh có thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại không?”, Lê Bá Khánh Trình chỉ cười lặng, đầy suy tư. Với anh, làm thầy là nghiệp dĩ. Cuộc đời là thế, biết đủ là đủ...

Từ tấm gương hai người thầy

Tôi nhìn thấy ở dáng vẻ nghiêm nghị, đáng kính kia là một sự phóng khoáng ngầm. Lê Bá Khánh Trình sống bằng nghề giáo nhưng lại yêu sự tự do, đặc biệt là tự do trong công việc. Nhà trường đã rất hiểu anh khi ưu ái sắp xếp cho anh giờ giảng tương đối thoải mái. Anh cũng được tự chọn phương pháp dạy...

Trình cho biết trong đời, anh được thọ giáo hai người thầy rất đáng kính và có ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của anh, đó là thầy Trần Quốc Khải, dạy anh thời ở Trường Quốc học Huế và thầy Andrey Alexandrovich Gontrar.
“Thầy Khải thì rất tế nhị, sâu sắc nhưng cũng có chút ngang tàng. Thầy Gontrar dù nghiên cứu về toán nhưng phong thái luôn toát lên vẻ vương giả, phóng khoáng.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo