xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lao đao vì thiếu sinh viên

Bài và ảnh: Lê Trường

Giáo viên “ở không” vì thiếu tiết để giảng dạy, hoạt động ngoại khóa đình trệ vì thiếu kinh phí, lương giáo viên có tháng phải… tạm ứng

img
Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận
Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận có 62 thầy cô giáo trực tiếp đứng lớp, với nhiệm vụ đào tạo giáo viên 3 bậc học: mầm non, tiểu học, THCS.

Lên lớp 15-20 tiết/năm học

Những năm trước đây, bình quân mỗi năm học có khoảng 500-600 sinh viên theo học, có năm lên đến hơn 1.000 sinh viên. Tuy nhiên, năm học 2010-2011, trường chỉ tuyển sinh được 42 sinh viên để đào tạo giáo viên mầm non, riêng bậc tiểu học và THCS thì bỏ trống vì không có thí sinh dự tuyển.

Năm học 2011-2012, tình hình có khá hơn nhưng cũng chỉ vỏn vẹn tuyển được 43 sinh viên bậc mầm non, 46 sinh viên bậc tiểu học.

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, để đạt số giờ dạy chuẩn, mỗi giáo viên của trường phải lên lớp ít nhất 200 tiết/năm học. Tuy nhiên, do quá thiếu sinh viên nên 2 năm học qua, hầu hết giáo viên của trường phải… “ngồi chơi xơi nước”. Đơn cử như ở tổ bộ môn lịch sử có 2 giáo viên nhưng mỗi người chỉ lên lớp 15-20 tiết/năm học, bằng 10% số tiết so với quy định; ở tổ địa lý mỗi giáo viên được giảng dạy khoảng trên dưới 30 tiết/năm học; các môn học khác như: toán, văn, sinh, chính trị, tâm lý, hóa, lý… tuy có khá hơn nhưng mỗi giáo viên cũng chỉ được lên lớp nhiều nhất là 100 tiết/năm học, đạt khoảng 50% số tiết theo quy chuẩn.

Ông Quang Vân Thọ, phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết để “chữa cháy” cho tình trạng nói trên, trường phải mở thêm các lớp đào tạo ngoài sư phạm như Anh văn, tin học nhưng số lượng sinh viên theo học rất ít (năm học 2010-2011: 33 sinh viên, năm học 2011-2012: 83 sinh viên).

Do vậy, đối với số giáo viên quá thiếu tiết giảng, ban giám hiệu phải phân công đưa sinh viên đi thực tập, cáng đáng thêm công tác chủ nhiệm để bù giờ nhưng cũng không thấm tháp gì.

Thiếu trước hụt sau

Việc giảng dạy của giáo viên bấp bênh là vậy mà kinh phí hoạt động của trường lại cũng thiếu trước hụt sau.

Ông Thọ cho biết kinh phí hoạt động của trường được tỉnh cấp theo tiêu chuẩn: 11,5 triệu đồng/sinh viên/năm. Nếu tính tất cả các loại hình đào tạo giáo viên chính quy, chuẩn hóa, bồi dưỡng… thì tổng số tiền được cấp khoảng trên dưới 4,5 tỉ đồng/năm. Trong khi đó, chỉ riêng khoản lương của giáo viên, CBCNV của nhà trường đã chiếm hơn 5 tỉ đồng, chưa kể kinh phí dành cho một số hoạt động ngoại khóa khác. Nhiều giáo viên của trường cho biết có tháng phải tạm ứng lương vì trường không đủ tiền để trả.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, sau nhiều lần kiến nghị, giữa tháng 7 vừa qua, UBND tỉnh mới tổ chức đoàn làm việc với trường và đồng ý cấp bù kinh phí để chi lương, phụ cấp cho giáo viên và 15% các khoản chi ngoại khóa khác. Riêng tình trạng giáo viên quá… rảnh rỗi thì chưa có giải pháp nào khả thi.

Năm thì mười họa mới mở phòng thí nghiệm

Do không có sinh viên theo học nên 3 phòng thí nghiệm: vật lý, hóa học, sinh vật của Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận phải ngừng hoạt động từ gần 3 năm qua. Năm thì mười họa các phòng thí nghiệm này mới được mở cửa vài giờ cho sinh viên các trường khác thuê thực hành.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo