xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lấp lánh tình nghĩa thầy trò

Bài và ảnh: THÙY VINH

Hình ảnh nhiều người thầy trong lúc khó khăn, ngặt nghèo nhất vẫn chắt chiu, sẻ chia cho học trò đã lay động cậu học sinh kham khổ. Anh quyết tâm theo đuổi bằng được nghề giáo để có cơ hội bù đắp trọn vẹn với học trò của mình

Thầy giáo trẻ Nguyễn Văn Cải (SN 1980) - người từng được bình chọn là nhà giáo tiêu biểu TPHCM, 1 trong 5 công dân trẻ tiêu biểu của TP và là gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng - lau nước mắt, nghẹn lời khi kể về những người thầy của mình. Hình ảnh ấy đã khiến nhiều người tham dự buổi gặp gỡ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 do Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM tổ chức mới đây không nén được xúc động.

Vun đắp niềm tin

Tôi tìm đến Trường THPT Quang Trung, huyện Củ Chi - TPHCM, nơi thầy Cải đang làm phó hiệu trưởng, để cùng anh quay về những ký ức sâu nặng tình thầy trò mà cậu học sinh nghèo từng trải qua. Nhắc về những người thầy, anh luôn không kìm được nước mắt. “Hình ảnh nhiều người thầy mà tôi gặp quá cao đẹp. Họ đã gieo cho tôi niềm tin. Nếu không có họ, tôi khó thể vượt qua nghèo khó, nói chi được đứng trên bục giảng” - anh tâm sự.
 
img

Thầy Nguyễn Văn Cải và cô giáo Trần Thị Hằng

Hôm đó, dù là học sinh giỏi 3 năm liên tục nhưng vào ngày khai giảng năm lớp 4, Cải ở nhà khóc nức nở vì mẹ bệnh nặng. Gia đình quá nghèo, nhiều khi cả tuần không có gạo nấu cơm, chỉ ăn rau độn với khoai mì chấm muối, lấy tiền đâu theo học? Khi cơn tủi thân đang trào lên thì một người bạn chạy vào thông báo: “Cô Hằng kêu bạn đi học kìa, cô ấy giúp cho”.

Thế là hôm sau, Cải trong bộ quần áo rách, không sách bút, đến lớp 4C Trường Tiểu học Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi và được cô giáo chủ nhiệm Trần Thị Hằng đón trong vòng tay. “Cô Hằng nghèo lắm, một buổi đi dạy, một buổi đi làm thuê để nuôi gia đình. Thế mà thấy tôi khó khăn, cô vẫn dang tay cứu giúp. Cô dẫn tôi đi mua đầy đủ tập bút và các vật dụng khác. Lúc đó cô không đủ tiền, phải mua thiếu. Cô còn chạy vạy đóng học phí và các khoản tiền cả năm học cho tôi” - Cải nghẹn ngào.

Cuộc đời của cậu học trò nghèo ấy không chỉ có cô Hằng cưu mang. Cải kể khi đang học cấp 3, có một đêm sau cơn lốc lớn, căn nhà như chòi canh vịt của mẹ con anh tan tác. Thầy Nguyễn Văn Hiếu, trợ lý thanh niên Trường THPT Quang Trung, đã lặn lội đến nhà thăm Cải. Thấy học trò mình vẫn học bên ánh đèn dầu, ông về bàn với thầy hiệu trưởng tìm cách giúp. “Vài hôm sau, các thầy xin phép địa phương bắt điện cho nhà tôi, rồi trực tiếp kéo dây, nối cầu dao... Khi căn nhà của tôi xiêu vẹo sắp đổ sập, cũng chính các thầy đã chạy vạy khắp nơi để vận động hỗ trợ dựng lại” - anh xúc động.

Cải vẫn nhớ như in hình ảnh thầy Bùi Mạnh Nhị, Trường ĐH Sư phạm TPHCM, trích 300.000 đồng tiền thưởng từ đề tài nghiên cứu khoa học đưa cho anh về mua thuốc cho mẹ. Hay thầy Trần Hữu Tá, nguyên chủ nhiệm Khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm TPHCM, đã dành cả buổi chiều đầu tiên của năm học mới, khi Cải bước chân vào trường này, để trò chuyện, chia sẻ với cậu sinh viên nghèo…

Hình ảnh nhiều người thầy trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, ngặt nghèo nhất vẫn chắt chiu, sẻ chia cho học trò đã lay động Cải. Anh quyết tâm theo đuổi bằng được nghề giáo để có cơ hội bù đắp trọn vẹn với học trò nghèo của mình. Dù có nhiều cơ hội mở ra khi tốt nghiệp ĐH nhưng Cải vẫn quyết tâm theo nghề giáo. “Tôi biết nhiều thầy cô vẫn hằng ngày mày mò, cần mẫn, trăn trở đến mất ngủ vì học trò. Bài học về người thầy đã vun đắp niềm tin để tôi quyết tâm đứng trên bục giảng” - anh thổ lộ.

Không để học trò bỏ học vì nghèo

Tốt nghiệp trường sư phạm, nguyện vọng của Cải là về công tác tại Trường THPT Quang Trung, nơi anh đã từng học. Năm 2002, ngay khi về trường, anh đề xuất thành lập Hội Khuyến học Trường THPT Quang Trung. Đây là hội khuyến học đầu tiên bậc THPT tại TPHCM nhằm vận động nguồn lực, chăm lo cho học sinh nghèo để các em được đến trường.

Mỗi năm, Trường THPT Quang Trung đều có khoảng 100-150 học sinh hoàn cảnh khó khăn gặp nguy cơ phải bỏ học. Thầy Cải đã đến nhà từng học sinh khó khăn về kinh tế, hụt hẫng về tinh thần để động viên, chia sẻ, rồi cùng với giáo viên trong trường tìm kiếm nguồn học bổng giúp đỡ các em. Hơn 11 năm qua, hàng trăm học sinh nghèo đã được đến trường, 20 ngôi nhà tình thương được xây cho học trò nghèo, hàng trăm xe đạp được trao tặng cho các em…

Hiện nay, đã có 273 học sinh nghèo từng được giúp đỡ trở về hội tụ trong CLB Khuyến tài, cùng đồng hành với thầy Cải và các giáo viên Trường THPT Quang Trung thực hiện những công việc thiết thực giúp các em nghèo. Dù lúc nào bận rộn nhưng thầy Cải vẫn luôn để danh sách học sinh nghèo của trường trên bàn làm việc. Anh nắm rõ tường tận hoàn cảnh của từng em.

“Tôi luôn tâm niệm và tự hứa với mình là không để cho bất cứ một học sinh nào phải bỏ học vì nghèo. Nếu chọn lại, tôi vẫn theo nghề giáo vì ở đó, tôi có những người thầy, đồng nghiệp tận tụy với nghề bằng tất cả tình thương và trách nhiệm. Chính gương thầy đã soi rọi vào tôi” - thầy Cải quả quyết.

Thầy Cải bộc bạch niềm vui của mình là nhiều học trò nghèo đã được anh và đồng nghiệp giúp đỡ vào đời rồi trở về hỗ trợ các em nghèo hơn, như Trần Thị Kim Ly, chị em Trần Thị Hồng Linh - Trần Thị Hồng Loan...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo