xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Liệu có sập mạng khi nộp hồ sơ online?

Lê Thoa

Những băn khoăn, lo lắng của học sinh Kon Tum về kỳ thi THPT quốc gia 2016 đã được ban tổ chức trả lời thấu đáo

Chương trình “Đưa trường học đến thí sinh” lần thứ 15-2016 do Báo Người Lao Động tổ chức với sự đồng hành của Công ty CP Phân bón Bình Điền (tài trợ vàng), Ngân hàng Phương Đông (tài trợ bạc),Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn Sungroup (tài trợ đồng) lần đầu tiên đến tỉnh Kon Tum và được các em học sinh háo hức tham gia. Dù TP Kon Tum sáng 21-2 trời nắng gắt nhưng chương trình thu hút hơn 1.700 học sinh các trường THPT trên địa bàn TP và các huyện lân cận như: Trường THPT Kon Tum, Trường THPT Trường Chinh, Ngô Mây, Lê Lợi, Nguyễn Tất Thành, Dân tộc Nội trú tỉnh..

Lo nộp - rút hồ sơ

Sau khi TS Nguyễn Quốc Chính, Trưởng Ban Đào tạo ĐH và sau ĐH - ĐHQG TP HCM, cho biết dự định năm nay, các trường ĐH, CĐ nhận hồ sơ xét tuyển qua đường bưu điện và mạng internet, một thí sinh đặt vấn đề: Liệu có xảy ra tình trạng sập mạng khi nộp hồ sơ online? TS Chính trấn an các thí sinh không nên quá lo lắng vì năm 2015, các thí sinh cũng đã đồng loạt truy cập để kiểm tra thông tin qua mạng nhưng hệ thống vẫn an toàn. Sau khi nộp hồ sơ qua mạng, thí sinh sẽ nhận được sự hồi âm từ các trường. “Chúng tôi đang đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ sung phương thức nộp hồ sơ trực tiếp” - TS Chính nói.

Ban Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh Kon Tum sáng 21-2 Ảnh HUY LÂN
Ban Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh Kon Tum sáng 21-2 Ảnh HUY LÂN

Tuy thời gian nộp hồ sơ không còn xa nhưng nhiều thí sinh vẫn còn khá mù mờ về cách thức thi tuyển, cộng điểm ưu tiên. Một thí sinh Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành hỏi: Em có hộ khẩu ở huyện, học tiểu học và THCS ở huyện, chỉ 3 năm THPT em mới lên thành phố học. Vậy chế độ ưu tiên cho em như thế nào? Ban tư vấn cho biết quy chế cộng điểm ưu tiên căn cứ theo số năm học tại THPT chứ không tính bậc tiểu học và THCS. Trong trường hợp này, em học 3 năm THPT tại trường ở TP Kon Tum, thuộc KV1.

Tiếp đó, thí sinh Đặng Thùy Tuyết Trinh, Trường THPT Kon Tum, bày tỏ lo lắng việc rút, nộp hồ sơ năm này có còn giống “thị trường chứng khoán” như năm 2015 không. Ban tư vấn cho biết kỳ thi THPT quốc gia 2016 sẽ có những điều chỉnh cơ bản nhằm giải quyết tình trạng này. Theo đó, thí sinh có thể chọn ngành, trường mình yêu thích ngay từ đầu. Sau khi kết thúc đợt xét tuyển 1, các em đã biết được mình trúng tuyển hay không và đậu bao nhiêu nguyện vọng.

Quan tâm khối ngành dịch vụ

Chỉ trong vòng 60 phút tư vấn trực tiếp, các thí sinh phố núi Kon Tum đã đặt ra hàng loạt câu hỏi về các ngành thuộc khối dịch vụ như: ngân hàng, nhà hàng, khách sạn, du lịch... Thí sinh Lê Thị Hồng Thảo, Trường THPT Kon Tum, hỏi: “Ngành tài chính ngân hàng và hướng dẫn viên du lịch, ngành nào cơ hội nghề nghiệp cao hơn? Ở ngân hàng, bộ phận nào không yêu cầu chiều cao, ngoại hình?”. Theo ThS Nguyễn Anh Vũ, Phó Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng

TP HCM, bất kỳ nền kinh tế, quốc gia nào cũng cần hệ thống tài chính ngân hàng, bảo hiểm tài chính, chứng khoán, quỹ đầu tư... nên nhu cầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng là luôn có. Còn đối với ngành quản trị du lịch, nhà hàng, khách sạn, ThS Phạm Thế Vinh, Trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng Trường ĐH Tài chính - Marketing, cho biết trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu, rộng, du khách nước ngoài đến Việt Nam nhiều hơn cũng như lượng người Việt đi du lịch trong và ngoài nước cũng gia tăng. Do đó, nhu cầu nhân lực cho ngành này sẽ rất rộng mở, cơ hội tìm kiếm việc làm không khó khăn với các bạn có đam mê, yêu thích.

Tuy nhiên, ban tư vấn khẳng định dù chọn ngành nào thì điều quan trọng nhất là niềm đam mê, yêu thích của các em và sự nỗ lực để phát triển nghề nghiệp của mình. Nếu không có sự đầu tư, đam mê tìm tòi, dù học ngành nào cũng khó có việc làm tốt. Tại ngân hàng, ngoài một số bộ phận giao tiếp với khách hàng như sale hoặc giao dịch viên, ưu tiên ngoại hình, còn nhiều vị trí khác cần những người đứng sau giỏi chuyên môn hơn như chuyên viên phân tích, thẩm định, đánh giá rủi ro, kinh doanh ngoại hối... “Các em có thể không có chiều cao, không quyến rũ về ngoại hình nhưng vẫn hoàn toàn có thể làm trong ngành ngân hàng và quyến rũ mọi người bằng tri thức của mình” - ThS Vũ khẳng định.

Trước câu hỏi ngành quản trị du lịch và lữ hành, quản trị nhà hàng, khách sạn, ngành nào có cơ hội việc làm cao hơn, ThS Hoàng Đức Bình, Giám đốc truyền thông và tuyển sinh Trường ĐH Hoa Sen, cho biết đây là những ngành thường được đào tạo chung. Mức độ liên thông, hỗ trợ giữa các ngành này rất chặt chẽ do cùng phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí cao.

“Trong xu thế hội nhập phát triển, cả 2 ngành du lịch, nhà hàng - khách sạn đều có cơ hội việc làm như nhau nhưng tính chất công việc khác nhau. Trong khi một ngành làm việc tại khách sạn thì một ngành khác phải ra ngoài, thực hiện các tour hướng dẫn. Tuy nhiên, dù đi ra ngoài, những người làm du lịch cũng cần kiến thức, hiểu biết về khách sạn. Do đó, các em nên chọn ngành tùy theo mức độ quan tâm, sở thích” - ThS Bình nói.

Chương trình được Đài Phát thanh - Truyền hình Kon Tum tường thuật trực tiếp và kết thúc lúc 9 giờ 30 phút nhưng các thầy cô trong ban tư vấn vẫn nán trên sân trường đến 12 giờ để giải đáp băn khoăn cho các em.

Chọn đúng ngành, đi đúng hướng

Cùng mối băn khoăn về kỳ thi nhưng một học sinh Trường THPT Lê Lợi lại mang nỗi lo lắng về việc chọn ngành, nghề - vấn đề muôn thuở của hầu hết những thanh niên đứng trước ngưỡng cửa ĐH. “Chỉ còn vài tháng nữa là thi ĐH nhưng em chưa xác định được nghề mình sẽ theo đuổi. Em thi khối A, Anh văn ổn, thuyết trình tốt, có khả năng nói chuyện trước đám đông, hướng ngoại… Với những yếu tố trên, em nên chọn ngành nào?”. Theo TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, trong trường hợp này, thí sinh cần lưu ý 2 điều: Một là, các em cần xác định mình phù hợp với lĩnh vực, nghề nghiệp nào và học ngành nào để được làm nghề đó. Tiếp đó, em mới chọn tổ hợp thi mà ngành đó xét tuyển. Với tính cách hướng ngoại, em có thể chọn các ngành nghề về xã hội như truyền thông đại chúng, công tác xã hội, marketing...  Trong trường hợp này, các ngành khối xã hội không tuyển sinh nhiều TS thi khối A. Do đó, thí sinh cần thực hành các bài trắc nghiệm về hướng nghiệp để có thể đi đúng hướng.

 

img

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo