Theo quy định mới, các trường dạy học 2 buổi/ngày không được tổ chức dạy thêm, học thêm cho học sinh. Bộ GD-ĐT cũng nghiêm cấm việc dạy thêm, học thêm cho học sinh tiểu học, trừ các trường hợp nhận quản lý học sinh ngoài giờ học theo yêu cầu của gia đình; phụ đạo cho học sinh học lực yếu, kém; bồi dưỡng nghệ thuật, TDTT, rèn luyện kỹ năng sống.
Học sinh tự viết đơn xin học thêm
Quy định mới cũng yêu cầu trường ĐH, CĐ không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung thuộc chương trình giáo dục phổ thông theo hình thức luyện thi cho thí sinh. Giáo viên thuộc các cơ sở giáo dục phổ thông đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không được đứng ra tổ chức hoặc tham gia tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường.
Nhà trường không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa; giáo viên muốn dạy thêm phải có đơn đăng ký, trong đó phải có cam kết với nhà trường về việc hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của giáo viên theo quy định chung và các nhiệm vụ khác do nhà trường phân công, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm trong nhà trường.
Cần đổi mới sách giáo khoa
Thực tế, việc dạy thêm, học thêm phải nhìn trên 2 khía cạnh. Một là, giáo viên dạy thêm xuất phát từ mong muốn học sinh của mình ngày càng giỏi hơn. Hai là, có những giáo viên “ép” học sinh học thêm để tăng thu nhập. Ở khía cạnh thứ hai, quy định này không những không loại bỏ tiêu cực trong nhà trường mà còn “mở đường” cho giáo viên hợp thức hóa việc ép học sinh học thêm.
TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), cho rằng dạy thêm và học thêm là nhu cầu có thật của nhiều phụ huynh, học sinh. Nhu cầu này một phần bởi cách thi cử hiện nay; phần khác, quan trọng hơn, chính là do áp lực từ nội dung chương trình hiện còn ôm đồm nhiều thứ nhưng nội dung giảng dạy lại chưa sát thực tế đời sống. Để thi cử đạt kết quả cao, học sinh phải học thêm mới yên tâm. Vì thế, nếu không giải quyết tận gốc thì chắc chắn việc dạy thêm, học thêm sẽ vẫn tồn tại.
Theo GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, rất nhiều học sinh vất vả đi học ban đêm với các giáo viên trường khác nhằm tìm hiểu thêm kiến thức. Lý do là các em chưa tiếp thu đủ kiến thức trên lớp và không đủ trình độ tự học do sách giáo khoa soạn theo kiểu hàn lâm, dành cho các nhà nghiên cứu. Hiệu trưởng một trường THCS cũng khẳng định tinh thần tự học chỉ phát triển mạnh khi sách giáo khoa được biên soạn lại theo kiểu đổi mới. Nếu chương trình được xây dựng một cách khoa học, chắc chắn sẽ phần nào chấm dứt tình trạng dạy thêm, học thêm.
Cấm cho có Một chuyên gia giáo dục cho rằng dự kiến của Bộ GD-ĐT không phải là giải pháp hay, thậm chí chỉ là một cách “đối phó” mang tính hình thức của cơ quan quản lý Nhà nước.
Thực tế, quy định là cấm nhưng lại mở đường cho giáo viên dạy thêm bằng cách yêu cầu phụ huynh viết đơn tự nguyện nhờ giáo viên quản lý học sinh ngoài giờ.
Hiệu trưởng một trường tiểu học đóng tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết tất cả giáo viên tổ chức dạy thêm của trường đều có đơn đề nghị của phụ huynh. Như vậy, quy định cấm dạy thêm xem ra vô tác dụng. |
Bình luận (0)