xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mô hình tư thục sẽ đẩy nhanh xã hội hóa giáo dục

Từ Nguyên Thạch

QUẢN LÝ GIÁO DỤC.- Ngày 25-2, UBND TPHCM đã ra quyết định cho phép chuyển Trường Phổ thông cấp 2- 3 Dân lập Ngô Thời Nhiệm thành Trường Trung học Phổ thông tư thục Ngô Thời Nhiệm. Đây là trường trung học phổ thông tư thục đầu tiên của TP. Dịp này, Nhà giáo Ưu tú Chu Xuân Thành - Hiệu trưởng - đã trả lời phỏng vấn Báo Người Lao Động.

Nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn mở trường

img Phóng viên: Lý do nào để Trường Phổ thông cấp 2-3 Dân lập Ngô Thời Nhiệm xin chuyển sang tư thục?

- Nhà giáo Ưu tú Chu Xuân Thành: Nhiều trường phổ thông dân lập (PTDL) hiện nay rất lúng túng trong việc đầu tư xây dựng trường. Rất nhiều trường đang chỉ thuê mướn mặt bằng, không huy động được vốn để xây dựng trường, không nâng cao được chất lượng dạy và học nên không có học trò. Những khó khăn trong quá trình quản lý giữa cơ quan, đơn vị đứng ra mở và những người đầu tư cũng chưa có cách giải quyết thỏa đáng. Trường Phổ thông cấp 2 - 3 Dân lập Ngô Thời Nhiệm ngay từ khi thành lập cũng đã nghĩ tới những nguy cơ ấy. Vì vậy khi có điều kiện đã quyết tâm xin thành lập trường tư thục.

img Quá trình xin chuyển đổi từ trường dân lập sang tư thục của Trường Ngô Thời Nhiệm có suôn sẻ không?

- Trước khi có quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập (ban hành theo Quyết định số 39/2001/QĐ-GD  &ĐT ngày 28-8-2001) chúng tôi đã xin chuyển thành trường phổ thông tư thục, ngày 24-5-2001 Sở GD-ĐT đã có công văn (số 191/GDĐT-TC) trình Bộ GD-ĐT và UBND TP cho phép thành lập trường nhưng UBND TP phải chờ ý kiến của bộ (chờ cũng hơi lâu!). Đến khi có quy chế về tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập, theo đó UBND TP hoàn toàn có quyền ra quyết định nên không phải chờ nữa và vì thế mọi thủ tục xin chuyển từ trường PTDL sang tư thục đã được giải quyết.

img Hoạt động của nhà trường có thuận lợi gì hơn khi chuyển sang tư thục?

-  Chắc chắn bộ máy điều hành và hoạt động dạy học của trường không có gì thay đổi. Nhưng với quy chế tổ chức và hoạt động của trường ngoài công lập vừa được ban hành thì tài sản của trường tư thục “thuộc cá nhân hay nhóm cá nhân đầu tư được Nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật, không ai được chiếm đoạt” (điều 21 của quy chế). Quy định này giúp những nhà đầu tư yên tâm về vốn đã góp, đồng thời lại có thể yên tâm tiếp tục đầu tư để mở rộng trường theo hướng hiện đại hóa các trang thiết bị và hiện đại hóa tất cả những cơ sở vật chất của trường nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

Cần một cơ chế quản lý mới

img Nói như ông là cơ chế trường dân lập hiện hành còn gây khó khăn cho nhà đầu tư?

- Có thể thấy rất rõ điều này ở các trường PTDL hiện nay của TP. Hầu hết các trường chỉ đi thuê những cơ sở đã có sẵn. Họ còn dè dặt vì theo điều 21 của quy chế mới ban hành thì: “Tài sản của trường ngoài công lập sau khi trừ phần góp vốn của tổ chức, tập thể, cá nhân và phần chi phí cho các hoạt động của trường, kể cả phần trả lãi vốn vay, vốn góp, là tài sản không chia thuộc sở hữu Nhà nước và các tổ chức liên kết (đối với trường bán công), thuộc sở hữu tập thể (đối với trường dân lập)”. Quy định này không hấp dẫn các nhà đầu tư góp vốn vào các trường dân lập.

img Ông đánh giá gì về chủ trương cho phép mở trường tư thục?

- Quyết định cho phép mở trường tư thục trong tình hình hiện nay là một quyết định đúng đắn. Nó sẽ mở ra một tương lai tốt đẹp cho những người có tâm huyết với giáo dục, muốn đầu tư cho giáo dục. Hiện nay TP đang tích cực thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục. Đây là một chủ trương đúng nhưng phải nhìn nhận rằng tốc độ xã hội hóa giáo dục còn rất chậm so với tốc độ phát triển chung  của TP và của đất nước. Trên cơ sở ấy tôi thấy chủ trương cho phép mở trường tư thục có một ý nghĩa rất tích cực.

img Có ý kiến cho rằng Nhà nước không nên “buông” việc quản lý giáo dục cho tư nhân, ông nghĩ sao?

- Cho phép thành lập các trường tư - không đồng nghĩa với việc “buông” việc quản lý giáo dục cho tư nhân. Lâu nay, khi cho thành lập các trường ngoài công lập, mọi người đều biết rằng tất cả các trường này đều chịu sự quản lý của ngành giáo dục, từ nội dung chương trình, sách giáo khoa, kiểm tra, đánh giá, thi cử... Học sinh được hưởng mọi quyền lợi như các trường công lập. Thực tiễn cho thấy trường nào nghiêm túc chịu sự quản lý thì mới tồn tại. Trường tư lại càng cần phải làm như vậy để phát triển và tồn tại. Tuy nhiên, nghiên cứu một cơ chế quản lý cụ thể hơn cho các loại hình trường ngoài công lập (bán công, dân lập, tư thục) là việc phải làm từ trường học đến sở, bộ để việc quản lý giáo dục càng ngày càng có hiệu quả và để mọi trẻ em dù học ở loại hình trường nào đều được hưởng một nền giáo dục như nhau.

 Điều gì còn vướng mắc ?

“Khi thành lập trường, tôi muốn bắt đầu từ tiểu học - bậc học mà tôi cho là quan trọng nhất trong cuộc đời đi học phổ thông của tôi trước đây cũng như của các em học sinh ngày nay. Bắt đầu từ cấp 1 nhưng lại kết thúc ở cấp 3, vì thế hình thành một trường để các em được học liên tục từ lớp 1 đến lớp 12 không bị “cắt khúc”. Rất tiếc, trường tiểu học dân lập chưa được chuyển thành trường tư thục.

Thật ra đây không phải là vấn đề mới. Trước đây ở nước ta đã có hệ thống các trường có từ lớp 1 đến lớp 9. Nhiều nước cũng tổ chức như thế khi phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở. Tôi không thấy có trở ngại nào trong việc quản lý một trường như vậy. Vì vậy mong muốn của tôi hiện nay là TP và bộ cho phép làm thử một trường phổ thông tư thục hoàn chỉnh có đầy đủ các lớp từ lớp 1 đến lớp 12”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo