Thứ Sáu, 10/1/2025
xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Môn bổ trợ đắt, học trò đừ, phụ huynh đuối

Đặng Trinh

Các chương trình bổ trợ, ngoại khóa khiến phụ huynh, học sinh chóng mặt vì phải học nhiều mà học phí không hề rẻ

Mới đây, nhiều phụ huynh có con đang học tại một trường tiểu học ở quận 7, TP HCM phản ánh: Bắt đầu từ học kỳ II, trường đưa thêm 1 tiết học/tuần STEM vào thời khóa biểu chính khóa với học phí 180.000 đồng/tháng.

Mập mờ giữa bắt buộc và tự nguyện

Chương trình dù mang tính tự nguyện nhưng được trường triển khai đồng loạt, khó có học sinh nào "thoát" được chương trình này vì nhà trường thông báo trong cuộc họp phụ huynh đây là chương trình rất bổ ích, đã được nhiều trường khác triển khai hiệu quả.

Một phụ huynh phản ánh rằng với các bậc học nhỏ như tiểu học, dù là tự nguyện thì phụ huynh cũng không còn cách nào khác là phải cho con học vì lịch học được xếp vào chương trình chính khóa, nếu không học thì không ai đưa đón con. "Một tháng học có 4 tiết mà học phí đến 180.000 đồng là quá đắt. Một lớp có đến 40-50 học sinh thì số thu của mỗi tiết học là rất lớn" - phụ huynh này phân tích. Không những thế, học sinh trường này còn phải gánh thêm một chương trình tiếng Anh bổ trợ khác là Dyned với học phí 160.000 đồng/tháng.

Một số phụ huynh ở một trường THPT ở quận 5, TP HCM cũng phản ánh nhà trường đưa vào chương trình môn STEM 2 tiết/tuần với học phí là 180.000 đồng/tháng. Theo những phụ huynh này, điều họ băn khoăn là chương trình bắt buộc hay tự nguyện? Dù dạy và học theo định hướng giáo dục STEM gần đây được triển khai mạnh ở các trường từ tiểu học đến THPT tại TP HCM theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM nhưng hình thức triển khai, đội ngũ giảng dạy như thế nào vẫn còn mơ hồ, mập mờ giữa bắt buộc và tự nguyện.

Ngoài ra, các chương trình bổ trợ tiếng Anh đang triển khai rầm rộ tại các trường học cũng khiến phụ huynh băn khoăn. Theo quy định của Sở GD-ĐT TP HCM, việc giảng dạy các phần mềm bổ trợ triển khai khi được phép của cấp có thẩm quyền, thực hiện trên tinh thần tự nguyện của học sinh và phụ huynh, không bắt buộc. Các phần mềm tiếng Anh bổ trợ cụ thể là Dyned, Phonics Learning Box UK, E-Study, I-Learn Smart Start, sử dụng tài liệu kèm theo phần mềm bổ trợ đã được Bộ GD-ĐT và sở thẩm định cho phép.

Sở cũng quy định các trường dùng nguồn kinh phí xã hội hóa chi trả cho giáo viên bản ngữ, phần mềm bổ trợ với sự đồng thuận, tự nguyện của phụ huynh. Cần đa dạng hóa các phần mềm bổ trợ, không ưu tiên riêng phần mềm bổ trợ nào để dạy hết các chương trình tiếng Anh. Nhưng thực tế, lại có một sự ưu ái rõ ràng, gần như là độc quyền dành cho chương trình Dyned.

Môn bổ trợ đắt, học trò đừ, phụ huynh đuối - Ảnh 1.

Học sinh một trường tại TP HCM theo học chương trình STEM. Ảnh: TẤN THẠNH

Lạm dụng giờ chính khóa

Tiếng Anh bổ trợ được giảng dạy theo Quyết định 448/QĐ ngày 31-10-2012 của UBND TP HCM. Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM cho biết theo nguyên tắc, các trường được quyền hợp đồng với giáo viên nước ngoài có giấy phép để dạy tiếng Anh, kinh phí sẽ xã hội hóa. Tùy theo từng chương trình tiếng Anh mà có thể giảng dạy trong chương trình chính khóa hoặc chương trình buổi hai.

Ông Cao Huy Thảo, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Quốc tế Việt - Úc, cho biết việc đa dạng các hình thức giảng dạy tiếng Anh là cần thiết trong bối cảnh cần nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ. Tuy nhiên, việc cho phép sử dụng quá nhiều chương trình bổ trợ, phần mềm chẳng khác nào biến trường học thành nơi kinh doanh. Phụ huynh được chào hàng các dịch vụ, ai có tiền thì dùng dịch vụ tốt và ngược lại.

Về sự ưu ái dành cho tiếng Anh Dyned không phải là không có cơ sở khi thực tế từ năm học 2015-2016, chương trình tiếng Anh AMA được nhiều trường hợp đồng và đưa vào giảng dạy bổ trợ thì gần đây bỗng dưng biến mất. Thay vào đó là sự xuất hiện của tiếng Anh Dyned gần như độc quyền, cùng vài phần mềm tiếng Anh khác. Đơn cử, tại Trường Tiểu học Trần Quốc Thảo (quận 3), nhiều phụ huynh phản ánh trước đây khi con vào học lớp 1, trường tổ chức dạy tiếng Anh tự chọn và dùng giáo trình Family and Friends. Nhưng khi lên lớp 2, Dyned đã chen vào chương trình dạy tiếng Anh. Phụ huynh nào đăng ký cho con thì các em học theo chương trình buổi hai, với thời lượng 2 tiết/tuần, 160.000 đồng/tháng.

Theo một chuyên gia giáo dục, nếu không có đổi mới, tăng cường, đa dạng các hình thức học tập thì học sinh sẽ thiệt thòi, giáo dục khó mà phát triển. Song có thực trạng các trường đang lạm dụng những chương trình này quá nhiều vào giờ chính khóa. Trong khi học phí của bậc tiểu học đã được miễn thì "phụ phí" từ các chương trình này trở thành gánh nặng trên vai phụ huynh. 

Đầu tư nhiều, hiệu quả chưa rõ

Theo thạc sĩ Nguyễn Hồ Thụy Anh, giảng viên Trường Phát triển tài năng và tính cách John Robert Powers, hiện nay các trường đầu tư cho ngoại ngữ, kỹ năng khá nhiều nhưng phải tính đến hiệu quả cụ thể. Với ngoại ngữ, những em giỏi tiếng Anh có thật sự chỉ nhờ kết quả học tại trường hay còn học thêm ngoài trung tâm? Thầy Đặng Thanh Huân, giáo viên tiếng Anh Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP HCM), cho rằng có một thực tế là dù đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường nhưng phần lớn những phương tiện này còn nặng về trình diễn, không có tính ứng dụng và xuyên suốt.

Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo