Câu 2 là vấn đề nghị luận không quá khó, TS có thể trình bày theo suy nghĩ của mình nhưng cần hiểu rằng quan trọng trong cuộc sống không phải để trở thành người nổi tiếng với danh hão mà trước hết phải sống có ích cho gia đình, cộng đồng, sống có trách nhiệm và vị tha. Cố gắng trở thành nổi tiếng mà không có tài, không có đức thì chỉ là vẻ hào nhoáng bên ngoài.
Câu 3a là một đề hay. TS phải phân tích được sự hòa quyện giữa tâm trạng của Liên và bức tranh phố huyện qua từng thời khắc: Cảnh hoàng hôn ngày tàn với tâm trạng buồn man mác và cảnh đêm tối dày đặc với những kiếp người mỏi mòn, đơn điệu, lay lắt khiến Liên buồn, khắc khoải mong chờ đoàn tàu đêm. Hai đứa trẻ là truyện ngắn trữ tình đượm buồn bởi sự đan xen giữa yếu tố lãng mạn và hiện thực qua bút pháp tả cảnh và tả tâm trạng tinh tế của Thạch Lam.
Câu 3b sẽ rất ít TS chọn vì không đơn thuần phân tích mà phải làm rõ phong cách thơ độc đáo của Chế Lan Viên: Chất suy tưởng - triết lý, thế giới hình ảnh qua đoạn thơ. Câu này có thể phân loại học sinh khá, giỏi.
Với đề khối C: Câu 1 sẽ khó đạt trọn 2 điểm vì TS nêu được các bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp nhưng ý nghĩa của việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn đó để làm cơ sở pháp lý thì không phải dễ.
Câu 2 tương đối dễ với TS khối C. Sau khi giải thích các khái niệm tự hào, xấu hổ thì phải bàn luận rõ vì sao xấu hổ quan trọng hơn trong quá trình hoàn thiện nhân cách. Biết xấu hổ là biết tự trọng, điều đó giúp con người ý thức rõ hành vi của mình, không tha hóa bởi cám dỗ, không sa ngã trước cái xấu, hèn nhát trước cái ác.
Câu 3b sẽ được phần lớn TS chọn vì nằm trong chương trình 12 nên thầy cô ôn tập khá kỹ. Với câu này, TS cần phân tích để thấy rõ vai trò to lớn của nhân dân trong việc sáng tạo nên vẻ đẹp non sông đất nước; tạo nên dáng vẻ, hình hài đất nước bằng tâm hồn, tính cách và số phận của mình. Với việc sử dụng đậm đặc chất liệu văn hóa dân gian - văn học dân gian, bằng giọng thơ chính luận - trữ tình, nhà thơ đã làm nổi bật tư tưởng “Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại” qua các phương diện địa lý, lịch sử và văn hóa của đất nước.
Đề không lạ, không quá khó nhưng điểm khá và giỏi sẽ không nhiều.
Giáo viên Bùi Thị Kim Oanh, Trường THPT Nguyễn Trung Trực – TPHCM: Đề môn sinh khối B lắt léo Đề môn sinh khối B hay, phân hóa đều các đối tượng TS và ít đánh đố, bắt bí. Các dạng vận dụng bài tập nhiều (khoảng 22/50 câu). Nhiều TS cho rằng đề thi dễ hơn năm ngoái nhưng thực ra có nhiều câu dễ chọn nhầm đáp án.
Một số bài tập khó vì chỉ suy luận thôi thì chưa đủ mà phải nắm vững các công thức tính toán mới giải quyết được (các câu: 11, 22, 39, 40 ở mã đề 357). Cũng ở mã đề 357, bài tập phả hệ số 10 tuy dễ nhưng gây bất ngờ, nếu TS lúng túng sẽ không tìm được đáp án. |
Bình luận (0)