xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mừng thầy Lê Trí Viễn tròn 90 xuân

Bài và ảnh: VU GIA

Với thầy, văn thơ là cuộc sống, là tâm hồn con người lọc qua một tâm hồn con người nữa là tác giả và được ghi lại bằng ngôn ngữ. Người dạy văn phải từ ngôn ngữ ấy đi ngược lại con đường nhà văn đã đi

Quý xuân này, thầy tôi - GS - NGND Lê Trí Viễn tròn 90 tuổi. 90 mùa xuân đi qua đời người không phải ai muốn cũng được. Điều rất mừng, ở độ tuổi này, thầy vẫn còn làm việc, giọng nói vẫn còn vang và ấm. Nếu đứng sau bức màn nghe giọng nói của thầy, không một ai nghĩ đó là giọng nói của người bước vào tuổi 90.

Tấm gương tự học

Tôi không có được may mắn như nhiều bạn khác học với thầy nhiều năm. Tôi chỉ được học thầy 2 chuyên đề sau đại học: Đặc điểm có tính quy luật của lịch sử văn học VN và Hồ Xuân Hương - Bà chúa thơ Nôm. Tuy chỉ 2 chuyên đề, nhưng thầy đã thổi vào tâm hồn tôi tình yêu văn chương, tình yêu tiếng Việt, nhất là tinh thần tự học. Lớp tuổi thầy ở quê (Quảng Nam) ngày đó, đỗ bằng thành chung (tốt nghiệp THCS bây giờ) đã là “oai” lắm lắm. Và thầy trở thành ông giáo làng (dạy tiểu học).

Một thanh niên nhà quê đạt được chút công danh như vậy, thường nghĩ đến chuyện cưới vợ sinh con, yên bề gia thất, nhưng thầy giáo trẻ Lê Trí Viễn không tự bằng lòng với những gì đã có. Thầy đến nơi dạy, mang theo bộ sách luyện thi tú tài. Thầy học không để làm quan mà để làm... văn nghệ. Theo thầy, muốn sáng tác hay và đi xa thì phải học, phải đọc thật nhiều. Vướng văn học cổ ư? Thầy đến những người biết chữ Nho trong làng học cùng với bọn trẻ. Và thầy đã học thuộc lòng bộ Cổ văn quán chỉ, Chinh phụ ngâm bằng chữ Hán cùng nhiều bài văn thơ khác. Vướng tiếng Anh ư? Thầy tìm đến ông mục sư người trong làng học tiếng Anh. Tiếng Anh giỏi tới đâu không biết nhưng khi thi tú tài, thầy viết chạy một bài làm văn 8 trang giấy thi. Kỳ thi tú tài toàn phần hồi thời “Nhật - Pháp bắn nhau”, người đỗ thủ khoa và hạng ưu chính là Lê Trí Viễn. Nhưng dường như bục giảng cứ níu chân thầy. Chín năm kháng chiến, thầy được điều về dạy bậc “chuyên khoa”. Vừa dạy, vừa mày mò viết giáo trình, vì lúc đó ta không còn dùng giáo trình của các trường học Pháp. Và năm 1951, thầy cho ra mắt công trình “Việt Nam văn học sử - Thời đại Lê mạt - Nguyễn sơ” (NXB Tinh tiến Liên khu 5). Hơn nửa thế kỷ trôi qua, công trình nghiên cứu này vẫn còn có giá trị. Hòa bình lập lại 1954, thầy đứng chân trên bục giảng Trường ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), sau đó về chung tay xây dựng Khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Từ khi Nhà nước công nông được thành lập đến năm 1961, có lẽ thầy là GS văn học đầu tiên của VN được Trường ĐH Bắc Kinh ấn hành công trình “Một số vấn đề lịch sử văn học VN”.

Người thầy rất “say” văn

Với thầy Lê Trí Viễn thì ai cũng thừa nhận thầy rất “say” văn. Thầy cho rằng, có thể nào đem thơ văn giảng giải cho học sinh mà trong lòng người thầy vẫn lạnh tanh như băng giá? Với thầy, văn thơ là cuộc sống, là tâm hồn con người lọc qua một tâm hồn con người nữa là tác giả và được ghi lại bằng ngôn ngữ. Người dạy văn phải từ ngôn ngữ ấy đi ngược lại con đường nhà văn đã đi. Từ ý đó, tôi không dạy văn mà ứng dụng vào công việc viết lách. Đến nay, tôi viết được là nhờ vào những lời dạy của thầy.

Khi lên lớp, thầy giảng rất say sưa, rất vui, nhưng cũng rất... khó tính. Thầy thường kiểm tra kiến thức phổ thông trong giờ dạy. Tôi nhớ, trong một lần thầy liên hệ văn học Pháp với tác phẩm Khúc nhạc lòng của vị mục sư (La Symphonie pastorale) của André Gide. Thầy chỉ hết người này tới người khác với câu hỏi: “Mục sư là gì?”. Tuy ai cũng đã lớn tuổi, nhưng khi thầy chỉ đến mình thì đều đỏ mặt đứng lên ú ớ, mỗi người “bao biện” một phách. Khi thầy chỉ tới tôi thì tôi cũng giống như các bạn và trả lời:

- Thưa thầy, đây là từ Hán - Việt. Chữ mục này có mấy cách viết, nhưng chữ mục trong mục sư là nuôi súc vật, ngoài đồng..., giống như chữ mục trong mục đồng...

Không đợi tôi định nghĩa “mục sư” là gì, thầy ra hiệu ngồi xuống và hỏi: “Anh rành chữ Hán?”. Tôi thưa với thầy là biết sơ sơ. Thầy cười cho rằng người thầy giáo dạy văn rất cần cái “sơ sơ” ấy, vì tiếng nói dân tộc ta có đến 70%-80% gốc từ Hán- Việt, nếu không biết thì chỉ có... dạy bậy.

Vì sự “rất cần cái sơ sơ ấy” của ngày nào, tôi cũng cố công học chữ Hán. Mừng thầy tròn 90 xuân, tôi viết kính tặng thầy 4 chữ: Tiên thọ chi khánh. Viết đúng chữ đúng nghĩa hay... trật lất, viết chữ đẹp, xấu hay ngoằn ngoèo làm ra kiểu thư pháp không biết. Tôi chỉ biết đây là tấm lòng của người học trò đối với người thầy đáng kính của mình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo