xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nên thi tích hợp

YẾN ANH

Hiệu trưởng các trường ĐH đề xuất thi theo phương án 2 là thi theo hướng tích hợp các môn học và nên giao cho các trường ĐH-CĐ tổ chức kỳ thi để tránh tiêu cực

Hội nghị hiệu trưởng các trường ĐH-CĐ 2014 được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức trực tuyến ngày 15-8 đã trở thành hội nghị bàn về các phương án cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2015. Bộ GD-ĐT đưa ra 3 phương án thi, gồm: Phương án 1: Thi 8 môn trong 4 ngày, mỗi thí sinh dự thi 4 môn (3 môn bắt buộc và 1 môn tự chọn); ngoài 4 môn này, thí sinh có quyền đăng ký thêm các môn còn lại để lấy kết quả tuyển sinh vào các trường ĐH-CĐ. Phương án 2: Tổng hợp thành 5 bài thi từ 8 môn học lớp 12, thi trong 2 buổi rưỡi; mỗi thí sinh phải thi 4 bài, trong đó có 3 bài thi bắt buộc, 1 bài tự chọn. Phương án 3: Tổng hợp thành 4 bài thi từ 11 môn học lớp 12, thí sinh phải thi cả 4 môn trong 2 ngày.

Đáp ứng mục tiêu 2 trong 1

Khác với hội nghị giám đốc các sở GD-ĐT diễn ra cách đây không lâu, khi hầu hết giám đốc các sở GD-ĐT nghiêng về lựa chọn phương án 1 (thi theo môn) để tránh gây sốc cho học sinh thì ở hội nghị này, lãnh đạo nhiều trường ĐH lại nghiêng về phương án 2, thi theo bài.

Ông Nguyễn Kim Sơn, Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội, cho rằng xu hướng tích hợp để còn 1 kỳ thi, bỏ thi ĐH theo khối, tiến tới thi tích hợp là một định hướng thay đổi quan trọng.  Về bản chất, 3 phương án mà Bộ GD-ĐT đưa ra không khác nhau nhiều, chỉ là thi theo môn hay tổ hợp, còn thí sinh vẫn phải thi nặng nề, không có  tác dụng nhiều cho các trường. Vì vậy, ĐHQG Hà Nội cho rằng chỉ cần tổ chức kỳ thi gồm 2 kiến thức về toán và văn. Môn thứ 3 là ngoại ngữ, có thể thi theo nhiều đợt với nhiều hình thức đa dạng, có tính đến yếu tố vùng miền. Thi tích hợp văn - toán sẽ thuận tiện hơn cho mục đích kỳ thi, khả thi nhất.

Thí sinh TP HCM tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 Ảnh: TẤN THẠNH
Thí sinh TP HCM tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014 Ảnh: TẤN THẠNH

Ông Nguyễn Văn Nam, Giám đốc ĐH Đà Nẵng, cho biết trong 3 phương án, ông ủng hộ phương án 2 vì phương án 3 tốt nhất nhưng nếu thực hiện ngay trong năm 2015 thì đột ngột. “Chúng tôi đề nghị chọn phương án 2, có thể làm ngay trong năm 2015. Để thí sinh có kết quả thi mới chọn đăng ký trường ĐH-CĐ. Về công tác coi thi, chấm thi thì cứ 1 người của sở, 1 người của trường ĐH-CĐ” - ông Nam đề nghị.

Đồng tình với phương án này, ông Đặng Kim Vui, Giám đốc ĐH Thái Nguyên, khẳng định chỉ nên còn 1 kỳ thi và cũng lựa chọn phương án 2. Ông Vui đề nghị Bộ GD-ĐT khẩn trương xây dựng quy chế thi mới, giao quyền tổ chức cho các địa phương. Trong kỳ thi, có thể đưa các trường ĐH, các cán bộ ĐH tham gia quản lý, thanh kiểm tra, chấm thi. Trường ĐH-CĐ phải xây dựng và công bố phương án tuyển sinh trước khi thi để thí sinh lựa chọn.

Vẫn băn khoăn

Tuy nhiên, các đại biểu cũng hết sức băn khoăn với việc làm thế nào để kỳ thi nghiêm túc, kết quả trung thực, đáng tin cậy. “Nếu thi tại địa phương thì vấn đề gay gắt là kết quả như thế nào, có yên tâm sử dụng hay không? Các trường ĐH chắc chắn sẽ có cách đánh giá lại, tức là tổ chức thi để yên tâm hơn với chất lượng. Nếu thế thì 2 mục đích không thành” - ông Sơn lo lắng.

Trước những lo ngại về tiêu cực nếu kỳ thi quốc gia do địa phương tổ chức, ông Nguyễn Đình Tư, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thành Tây, nhấn mạnh: “Phải chấp nhận hiện thực và tin tưởng những người làm giáo dục. Không lấy số ít để rồi bi quan và ngăn cản”. Bộ GD-ĐT không cần tập trung vào mấy kỳ thi mà hãy tập trung quản lý, kiểm tra dạy học và đào tạo. Ông Lê Văn Một, Hiệu trưởng Trường ĐH Thăng Long, cho rằng chắc chắn trong vài năm tới, các trường ĐH-CĐ chưa thực sự tin tưởng vào kết quả thi nếu tổ chức kỳ thi ở địa phương, dù bộ huy động cán bộ các trường ĐH-CĐ về cùng làm. Vì thế nên giao cho các trường ĐH-CĐ coi thi, chấm thi.

“Kỳ thi chung này vẫn chung đề thi, đợt thi. Có thể tổ chức các cụm thi để giảm bớt khó khăn cho thí sinh các vùng khó khăn. Điều này sẽ hạn chế tình trạng thí sinh phải thi nhiều môn, nhiều đợt như hiện nay. Thí sinh nào chỉ muốn tốt nghiệp thì thi ở địa phương, muốn học ĐH-CĐ thì đến các trường để thi” - ông Một đề xuất và phân tích khó khăn nhất là các trường phải tổ chức thi cùng một đợt, lượng thí sinh tăng khoảng 50% so với kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ hiện tại nhưng khó khăn này có thể khắc phục được. Thí sinh sẽ phải đăng ký nguyện vọng vào ĐH-CĐ trước kỳ thi. 

Bớt nhiêu khê, vất vả

Tại đầu cầu TP HCM, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng đối với thi cử, người dân quan tâm đến sự rõ ràng, công bằng, bớt nhiêu khê nhất để dân bớt vất vả. Quan trọng hơn là thi thế nào để con cháu người dân có động lực học. Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ đã yêu cầu và Bộ GD-ĐT đang cố gắng công bố rõ ràng trước khi khai giảng năm học để mọi người biết. Đây là kỳ thi quốc gia làm căn cứ xét tốt nghiệp THPT và làm căn cứ cho các trường tuyển sinh trên tinh thần tự chủ. Nếu kỳ thi tổ chức tốt, nhiều trường sẽ dùng kết quả này là chính chứ không phải khổ sở tổ chức thi riêng. Kỳ thi phải tổ chức như thế nào để kết quả đáng tin cậy cho tuyển sinh ĐH.

H.Lân

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo