Báo Người Lao Động ngày 7-5 đăng bài "Tâm sự xót xa của nhà khoa học trẻ bị kẻ xấu phá hoại" và "Làm nghiên cứu "tử tế" quá khó" (số ra ngày 9-5), trong đó phản ánh thông tin của một nhà khoa học trẻ phản ánh có kẻ xấu đã vào phòng thí nghiệm tại Trung tâm Hạt nhân TP HCM để phá hoại thành quả của nhóm nghiên cứu bằng cách đổ nước lên hệ thống thiết bị.
Ngày 28-5,Trung Tâm hạt nhân TP HCM (Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam) đã có phản hồi cho biết khi có thông tin trên báo Người Lao Động, tổ công tác của Viện Năng lượng Nguyên tử sau khi khiểm tra kỹ càng, nghiêm túc về mặt kỹ thuật đã kết luận chất lỏng trên thiết bị đã nêu không phải là nước, mà là chất lỏng tích tụ điện dầu trong khối cao áp thoát ra ngoài.
Không có sự phá hoại thiết bị, mà đây chỉ là sự cố kỹ thuật (trên thực tế khối cáo áp này đã từng hư hỏng và phải sửa chữa nhiều lần).Về thiệt hại của thiết bị thì theo chuyên gia điện tử, thiết bị hoàn toàn có thể khôi phục để hoạt động trở lại sau khi sửa chữa khối cao áp, nhưng hiện vẫn chưa đánh giá được cụ thể mức chi phí sửa chữa
Trong trường hợp phải sửa chữa thiết bị do sự cố kỹ thuật, theo quy định thì trung tâm sẽ chịu trách nhiệm cấp kinh phí và tổ chức sửa chữa, không có việc các nhà khoa học phải "bỏ tiền túi" và tự sửa chữa.
Theo trung tâm, đề tài nghiên cứu được phản ánh có tên "Nghiên cứu chế tạo vật liệu Zeolite để sử dụng làm vật liệu lưu giữ chất phóng xạ, áp dụng cho các nhà máy điện hạt nhân". Đề tài không được Hội động Tư vấn xét các đề tài, nhiệm vụ khoa học năm 2019 của Viện năng Lượng Nguyên tử Việt Nam chấp nhận vì hướng nghiên cứu này đã thực hiện trên thế giới, không có ý nghĩa mới về khoa học, tuy nhiên để khuyến khích các nhà khoa học trẻ, lãnh đạo viện đã đề nghị hội đồng tư vấn góp ý với nhóm tác giả đề xuất đề tài đạt được tính hoa học, thực tiễn. Nhóm đã viết lại và thuyết minh gửi hội đồng và được thông qua; được đưa vào danh sách bổ sung vào các đề tài đăng ký thực hiện từ năm 2019, trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét phê duyệt.
Trung tâm này cũng cho biết cán bộ nghiên cứu được trung tâm trả lương, tạo điều kiện về sử dụng trang biết bị, chi trả các chi phí cho hoạt động của phòng thí nghiệm thì rõ ràng không có việc các nhà khoa học trẻ của trung tâm phải bỏ tiền túi để thực hiện nghiên cứu khoa học suốt 15 năm qua.
Bình luận (0)