- Phóng viên: Xin chúc mừng thành công của anh, nhưng cũng tò mò một chút là ở Việt Nam, công nghệ nhân bản vô tính thực vật bằng hạt nhân tạo mà anh thực hiện lâu nay đã được đề cập chưa?
- Cũng ứng dụng được nhưng chỉ sử dụng để chuyển giao giữa các phòng thí nghiệm hoặc để trao đổi, bảo tồn nguồn giống mà thôi.
- Đúng vậy. Ban đầu tôi tập trung nghiên cứu về việc nhân bản vô tính trên cây thân gỗ, cụ thể với cây bạch đàn lai và cây gụ. Nhưng vì nhân giống các loại cây thân gỗ rất mất thời gian, sẽ khó thiết lập được các cánh rừng để chọn dòng ưu việt nên tôi đã nghĩ đến công nghệ hạt nhân tạo, dù biết cả thế giới đang ách tắc.
Cao Đình Hùng sinh năm 1974 tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tốt nghiệp cùng lúc cử nhân sinh học và cử nhân ngoại ngữ ở ĐH Huế trước khi đến công tác tại Viện Sinh học Tây nguyên; học thạc sĩ ở ĐH Công nghệ Sydney và hiện đang là nghiên cứu sinh của Trường ĐH Sunshine Coast (Úc). |
- Nghĩa là có thể đưa cho nông dân để họ tự gieo trồng được như bắp hay đậu mà không cần nhà kính hay chuyên gia...?
Phòng thí nghiệm nhân bản vô tính thực vật bằng hạt nhân tạo tại Trường ĐH Sunshine Coast (Úc). Ảnh: C.T.V
- Là từng hạt nhỏ kích thước bằng hạt bắp, nói chung là cũng tùy loại cây.
- Rồi chứ. Nó đã được các nhà khoa học chuyển ra vùng Queensland của Úc để nông dân gieo trồng và hiện rừng cây vẫn đang phát triển bình thường.
- Tôi nghiên cứu nhân bản chúng vì Chính phủ Việt Nam đã đưa cây bạch đàn làm một trong những cây trọng điểm để trồng rừng trong tương lai và cả hướng đến xuất khẩu nữa. Loại bạch đàn tôi nhân bản là bạch đàn lai chưa có ở Việt Nam nhưng “bố” và “mẹ” của nó thì đã có và sinh trưởng khá tốt ở các vùng thấp. Đó là bạch đàn Eucalyptus citriodora và bạch đàn Eucalyptus torelliana. Một loại có ưu điểm năng suất cao và chất lượng gỗ tốt, còn một loại thì chống chịu tốt với sâu bệnh và thời tiết khắc nghiệt. Bạch đàn lai sẽ mang ưu điểm của 2 loại này và hạt nhân tạo kiểu mới sẽ cho phép chúng ta thiết lập được các cánh rừng có sinh khối lớn một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Không phải. Cây gụ mà tôi nghiên cứu có nguồn gốc từ châu Phi, cũng là cây gỗ rất quý hiếm nên rất được ưa chuộng ở Úc. Nó còn được dùng để làm dược liệu và hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy tôi rất vui vì được là người thứ hai trên thế giới nhân giống cây gụ thành công.
- Trên tạp chí thực vật của Úc, PGS chuyên ngành thực vật học Stephen Trueman viết rằng công nghệ hạt nhân tạo kiểu mới của anh là “bước đột phá quan trọng trong vòng 30 năm qua ở lĩnh vực công nghiệp và môi trường”. Cụ thể, nó lợi ích hơn nhân bản vô tính ở những điểm nào?
- Về cơ bản, sẽ lợi ích hơn ở chỗ hệ số nhân giống nhanh, chuyển giao sản phẩm tận tay người sử dụng, cắt giảm phòng thí nghiệm sau khi tạo được hạt, cắt giảm quá trình chăm sóc cây con ở ngoài vườn ươm... nên sẽ giảm được giá thành rất lớn. Quan trọng nhất là sẽ cho ra đủ số lượng cây giống trong một quỹ thời gian nhất định mà các phương pháp nhân bản vô tính khác không làm được.
Bình luận (0)