xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều công trình hữu ích ra lò

Bài và ảnh: CHÁNH TRUNG

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học tại TP HCM đã tỏ ra hiệu quả và thiết thực khi góp phần giải quyết được các vấn đề “nóng” về dân sinh

Trước những yêu cầu bức xúc của xã hội cũng như liên quan đến đời sống dân sinh đang diễn ra, các nhà khoa học tại TP HCM đã tăng cường triển khai một số nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng cao, góp phần đưa khoa học đến gần hơn với đời sống.

Tàu đệm khí phục vụ di chuyển

TS Lê Đình Tuân, Khoa Kỹ thuật Giao thông Trường ĐH Bách khoa TP HCM, cùng các cộng sự đã tích cực nghiên cứu chế tạo tàu đệm khí từ năm 2009 nhằm phục vụ cho các yêu cầu cấp thiết như cứu nạn, cứu hộ, phục vụ sự di chuyển của người dân. Đến cuối năm 2013, chiếc tàu đệm khí mang tên BAKVEE đã được hoàn tất, thử nghiệm hoạt động thành công. BAKVEE là tàu đệm khí có hình dáng như một chiếc ca nô nhỏ, dùng một động cơ nhưng thiết kế hệ thống tạo lực nâng (quạt nâng) và hệ thống đẩy (chong chóng đẩy) tách biệt, nhờ vậy việc điều khiển linh động, hiệu suất cao. Tàu có khả năng chạy cả trên cạn lẫn dưới nước, chở được 3 người, chiều dài toàn bộ là 4,7 m, công suất 26 HP, tốc độ: 40-50 km/giờ, tầm hoạt động: 100-150 km, được trang bị công nghệ định vị GPS…

Tàu đệm khí của Trường ĐH Bách khoa TP HCM, một công trình hữu ích phục vụ 
dân sinh
Tàu đệm khí của Trường ĐH Bách khoa TP HCM, một công trình hữu ích phục vụ dân sinh

Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) TP HCM, việc chế tạo thành công tàu đệm khí BAKVEE trong nước là cơ sở để giúp các tàu đệm khí có giá thành sản xuất thấp, chủ động trong kỹ thuật đóng, sửa chữa, bảo trì và cải tiến, tăng cường phương tiện cứu hộ, cứu nạn, góp phần khai thác hiệu quả hơn các vùng nước nông hoặc bị rong rêu, rừng ngập mặn, hải đảo… Theo TS Tuân, giá thành của một tàu đệm khí dưới 200 triệu đồng, hoàn toàn phù hợp với tình hình tại Việt Nam.

Dọn sạch lục bình

Nhiều năm qua, việc cắt rong, lục bình, cỏ dại... trên kênh rạch và sông ở TP HCM chủ yếu được thực hiện bằng thủ công với năng suất thấp, chi phí cao, tốn nhiều sức lực trong khi lục bình là loài thủy sinh phát triển nhanh, gây cản trở lưu thông trên kênh rạch cũng như gây ô nhiễm. Trước thực trạng này, UBND TP HCM đã yêu cầu Sở KH-CN TP ứng dụng hệ thống máy cắt lục bình do TS Bùi Trung Thành - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu - Phát triển Công nghệ Máy công nghiệp, Trường ĐH Công nghiệp TP HCM - cùng các công sự nghiên cứu và chế tạo.

Theo TS Bùi Trung Thành, máy được thiết kế với 2 bánh xe nước lắp 2 bên, giúp máy có thể đạp lên đống lục bình dày đặc mà không bị vướng. Phía trước có 2 hệ thống dao nằm dọc và ngang bảo đảm khả năng cắt lục bình thành từng khối nhỏ. Lục bình sau khi cắt lần lượt được nâng lên 3 băng tải rồi đưa thẳng vào bờ. Chiếc máy này có công suất 0,22 ha/giờ, có thể hoạt động 8 giờ/ngày, chi phí cắt - vớt 1 ha khoảng 800.000 đồng, rẻ hơn 5-7 lần so với thuê người lao động làm thủ công (4-6 triệu đồng/ha). Giá bán máy khoảng 1,6 tỉ đồng, trong khi máy nhập từ Canada khoảng 4 tỉ đồng. Đầu năm 2014, Sở KH-CN TP HCM đã phối hợp với trung tâm trình diễn thử máy tại quận Bình Thạnh và đang chờ để được cấp phép hoạt động.

Xử lý nước thải y tế

Hiện nay, trên địa bàn TP HCM chỉ có 3.120 m3 nước thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường mỗi ngày, trong khi tổng lượng nước thải y tế là 17.276 m3/ngày. Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường TP, trong tổng số 109 bệnh viện, trung tâm y tế mới chỉ có 79 cơ sở có trang bị hệ thống xử lý nước thải.  Các hệ thống xử lý nước thải hiện hữu không đáp ứng được đầu ra đối với chỉ tiêu nitơ, đặc biệt là amonia.

Nhóm nghiên cứu của TS Bùi Xuân Thành và PGS-TS Nguyễn Phước Dân (Trường ĐH Bách khoa TP HCM) đã thiết kế, chế tạo hệ thống xử lý nước thải y tế compact gọn nhẹ với công suất 2 m3/ngày ứng dụng công nghệ lọc kỵ khí dòng chảy ngược đa tầng bùn (UMBR) kết hợp công nghệ sinh học màng (MBR). Hệ thống xử lý UMBR-MBR được đánh giá hoàn toàn có khả năng xử lý theo tiêu chuẩn QCVN 28:2010, cột B. Đặc biệt là khả năng loại bỏ COD (các hợp chất hữu cơ) và nitơ rất tốt.

Sau hơn 2 tháng vận hành hệ thống tại Bệnh viện Bưu điện 2, thành phần tính chất nước thải đầu ra có COD dao động từ 7-8 mg/lít, amonia 1,2 mg/lít, nitrate 2,5 mg/lít, phosphate 2,5-3,7 mg/lít… chứng tỏ khả năng lọc nước thải đạt hiệu quả cao. Hệ thống xử lý này còn có thể kết nối giữa hệ thống với văn phòng vì có thể điều khiển, kiểm soát quá trình từ xa thông qua mạng internet.

Nâng chất lượng,  hiệu quả

PGS-TS Phan Minh Tân, Giám đốc Sở KH-CN TP HCM, cho biết trong năm 2014, sở sẽ nâng cao năng lực nghiên cứu dự báo, nghiên cứu các lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn và khoa học quản lý để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của TP; tiếp tục đầu tư tập trung các chương trình KH-CN phục vụ trực tiếp các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm của TP đã được xác định như chương trình KH-CN chống kẹt xe, chống ngập nước, an ninh thông tin. Sở cũng tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính kịp thời của các công trình nghiên cứu khoa học.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo