xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều điểm về một kỳ thi còn mù mờ

Hạ Văn

Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa có phương án cụ thể cho kỳ thi THPT quốc gia khiến nhiều trường THPT chưa thể lên kế hoạch ôn luyện cho học sinh bám sát

Tại hội thảo về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục vừa qua tại Đà Lạt (Lâm Đồng), ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), cho biết thời gian các môn thi trắc nghiệm của kỳ thi THPT quốc gia 2015 là 90 phút, các môn tự luận 180 phút. Do đề thi được sử dụng với 2 mục đích là xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào ĐH, CĐ nên sẽ bảo đảm độ phân hóa cao.

Cân nhắc thí sinh miễn thi ngoại  ngữ

Một chuyên gia giáo dục cho biết kỳ thi tới, trong cùng một đề thi phải bảo đảm 2 yêu cầu tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ vì vậy việc tính toán thời lượng các môn thi như vậy là hợp lý chưa? Cấu trúc đề thi thế nào để phân hóa được 3 nhóm đối tượng: thí sinh (TS) dùng kết quả thi chỉ để xét tốt nghiệp, TS vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển vào ĐH, CĐ và đối tượng thứ 3 là chỉ dùng để xét vào ĐH, CĐ.

Đại diện một số trường nhận định thông tin Bộ GD-ĐT sẽ cho điểm 10 tiếng Anh đối với những TS được miễn thi ngoại ngữ là không hợp lý. Bởi lẽ, việc quy đổi này làm tăng sự bất công giữa TS thành thị và nông thôn. Hơn nữa, có chứng chỉ ngoại ngữ được quy đổi thành điểm 10 nhưng với những TS dùng kết quả này để xét vào ĐH, CĐ thì không ổn vì nếu làm bài thi chưa chắc TS diện này đạt điểm 10. Do vậy, các trường ĐH tuyển sinh khối ngành có môn ngoại ngữ sẽ phải cân nhắc khi xét tuyển TS được miễn thi ngoại ngữ.

Không thể xác định thủ khoa

Từ năm 2013 trở về trước, kỳ thi THPT có 6 môn giống nhau, trong đó có 3 môn bắt buộc toán, văn, ngoại ngữ; 3 môn còn lại do bộ chọn thì TS cả nước phải thi theo. Do số môn thi giống nhau nên khi so sánh điểm tổng có sự tương đồng nên có thể xác định thủ khoa của địa phương và cả nước.

Đến năm 2014, có 2 sự thay đổi là từ 6 môn còn 4 môn, từ 3 môn bắt buộc còn 2 môn; các môn tự chọn cũng do TS chọn, việc này thuận lợi cho TS nhưng lệch so với đăng ký dự thi vì có những môn chỉ vài TS đăng ký.  Mặt khác, đề thi các môn có độ khó không giống nhau nên đơn cử điểm 7 của môn hóa sẽ khác điểm 7 của môn sử. Do đặc thù môn thi nên không thể so sánh điểm của từng môn. Vì vậy, khái niệm thủ khoa chỉ là tương đối.

Đến năm 2015, TS được chọn nhiều môn thi  hơn tuy chỉ quy định 4 môn tối thiểu (3 môn bắt buộc, 1 môn tự chọn) nhưng TS có thể dự thi tối đa đến 8 môn. Theo đó, có TS thi 4 môn nhưng cũng có TS thi nhiều môn và như thế sẽ không thể xác định thủ khoa của kỳ thi năm nay.

 

Sớm công bố thông tin về cụm thi

Hàng loạt vấn đề khác được các chuyên gia giáo dục chỉ ra như nếu cụm thi cấp cho mỗi TS 4 giấy chứng nhận kết quả thi, trong đó chỉ có 1 giấy để xét nguyện vọng 1, 3 giấy còn lại để xét tuyển nguyện vọng bổ sung nhưng thủ tục giống nhau thì làm sao để các trường phân loại. Bộ cũng cho biết sẽ cho TS chọn cụm thi vậy nếu TS chọn thi ở cụm có quá đông TS sẽ giải quyết thế nào? Những vấn đề này Bộ GD-ĐT cần làm rõ và sớm thông báo cho TS.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo