icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗi buồn tiếng Việt

Vu Gia

Tiếng Việt ngày nay chắc chắn khá hơn hồi thập niên 30 của thế kỷ 20, thế nhưng khi lật lại chồng báo cũ, tôi thấy bài “Về sự thay đổi mấy vần quốc ngữ” của Phan Khôi đăng trên Hà Nội Báo, số 19 ngày 13-5-1936, làm tôi băn khoăn mãi.

Phan Khôi cho rằng sự phân biệt giữa ch và tr, s với x không phải là vô nghĩa lý. Ông viết: “Những chữ đồng âm, dị nghĩa ấy không đem mà nói xô bồ với những chữ dị âm, dị nghĩa được, như cha với tra, sa với xa. Những chữ này chẳng những nó khác nghĩa mà cũng khác âm”. Phan Khôi kết luận: “Người Bắc kỳ chỉ rày về sau tập mà phát âm cho được vần tr và vần s mà thôi. Sự ấy tưởng còn dễ hơn người Trung, Nam kỳ phân biệt dấu hỏi, dấu ngã trong khi phát âm”.

Gần 70 năm sau thì sao? Cứ đọc trên báo hằng ngày, hằng tuần, ta thấy nhan nhản cách viết “xô bồ” ấy. Tệ hơn, nhiều người khi viết không hiểu được thế nào là lên xe hoa, đi bước nữa, cứu cánh, vấn nạn... Họ cứ viết bừa, nói bừa, duyệt bừa để cung cấp cho người đọc hưởng thụ những “món ăn thiu”. Khi đất nước được độc lập tự do, các nhà lãnh đạo đất nước như Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng... luôn kêu gọi mọi người giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt. Ấy mà gần đây, người ta sính dùng từ tri ân thay cho biết ơn.

Nhưng nào chỉ có trên báo, trong tay tôi đang giữ một số văn bản do chủ nhiệm khoa của một trường đại học ký tên. Tôi thấy sau tên vị chủ nhiệm khoa này còn có ghi thêm MS, vậy mà viết tiếng Việt cũng không rành. Cụ thể, thư mời ban chủ nhiệm khoa Kinh tế thương mại “Đến dự lễ phát bằng tốt nghiệp cử nhân ngoại ngữ ngành tiếng Anh cho sinh viên xét tốt nghiệp NH 03-04”. Sinh viên xét tốt nghiệp thì làm sao có bằng mà phát? Hoặc một thông báo khác: “Hội đồng thi tốt nghiệp khóa 6 quyết định vớt tất cả các sinh viên thi 3 học phần tốt nghiệp có điểm trung bình môn từ 4.40 thành 4.50 để đủ tư cách tốt nghiệp”. Từ 4.40 lên 4.50, chứ sao lại thành 4.50?, và đủ điều kiện tốt nghiệp chứ sao lại đủ tư cách tốt nghiệp? Một thông báo khác, mục 1, mục 2 đều ghi “tín chỉ”, bên dưới thì ghi “các sinh viên đang nợ các học phần”. Chủ nhiệm khoa mà không phân biệt được giữa tín chỉ và học phần thì sẽ khổ cho sinh viên. Mà khổ thật. Trong một đề thi dịch 10 câu tiếng Việt sang tiếng Anh. Câu 4: “Người ta thường nói tốt danh hơn áo lành”. Trời ạ, một thành ngữ phổ biến như thế mà viết không chính xác, thì sinh viên phải dịch theo sự kém cỏi của người ra đề ư? Chưa hết, câu 9 thầy ghi: “Chỉ sau đó 3 tuần thì tôi mới nghe được tin cha cô ấy chết”. Trong tiếng Việt và tiếng Anh hầu như không ai dùng “thì” như vậy. Những trích dẫn trên chỉ là một phần văn bản mà tôi đang giữ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo