xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗi lo tiền trường

Theo SGGP

Mỗi năm số tiền miễn giảm học phí cho học sinh trong diện nghèo ở TPHCM được thống kê lên đến vài tỉ đồng và ở quận nào cũng có hàng trăm suất học bổng vận động được từ những cá nhân, đoàn thể. Thế nhưng, so với chi phí học tập bên trong và ngoài nhà trường hiện nay, những chãm lo này quả là ít ỏi.

Trả học phí bằng tiền vay nóng: Học phí ám ảnh cả khi ngủ

Nếu không nhờ Ban điều hành khu phố động viên và tìm mọi cách giúp đỡ lúc túng bấn có lẽ đến nay chị Nguyễn Ngọc Thắm ở địa chỉ 69/10A đường Văn Thân, khu phố 3, phường 8, quận 6, đã cho con nghỉ học. Chị rầu rĩ phân trần: “Năm nay, phường đưa tôi ra khỏi diện xóa đói giảm nghèo (XĐGN) nên con tôi không còn được chứng nhận miễn giảm học phí. Đầu năm học, tôi phải đóng cho cháu lớn được vào Trường Chất lượng cao Bình Tiên tổng cộng 418.000 đồng. Ngoài ra tháng nào trường cũng báo đóng lắt nhắt: 60.000 - 70.000 đồng. Tôi buôn bán bữa nào kiếm nhiều nhất là chừng 30.000 đồng, còn bình thường chỉ 15.000 - 20.000đồng/ngày. Cha cháu làm thợ hồ, mấy tháng liền không có việc. Trong túi tôi không lúc nào có được đến 50.000 đồng. Lo cho đứa lớn như vậy nên đứa em đã lên 5 tuổi, tôi vẫn không có tiền cho cháu học mẫu giáo”. Chị Nguyễn Ngọc 

Kết quả điều tra về thực trạng hộ nghèo gần đây do Ban Chỉ đạo XĐGN tiến hành cho thấy, có 4,1% người nghèo mù chữ, 70% có trình độ học vấn dưới cấp 2, trong đó độ tuổi từ 15 - 30 chiếm đến 32,89%. Số lao động được đào tạo qua các trường nghề, trung học chuyên nghiệp, đại học chỉ chiếm 2% - 3%.

Loan, người cùng trong khu phố, cũng đang cầm cự từng ngày để 2 con không nghỉ học. Vừa phải chãm sóc cho người chồng bệnh hiểm nghèo, vừa chạy đóng tiền học cho con, một đang học lớp 8, một đang học lớp 2. Từ đầu năm học đến nay, món nợ 200.000 đồng trả góp hằng ngày (vay 200.000 đồng trả thành 240.000 đồng) cứ liên tục gối đầu không bao giờ dứt. Mặc dù được Trường PTCS Vãn Thân và Trường TH Phạm Văn Chí giảm đến phân nửa khoản thu đầu năm học nhờ vào giấy chứng nhận diện XĐGN nhưng chị vẫn phải vay mới có tiền đóng những khoản còn lại. Các tháng sau, chị cũng cứ vay đều đều đóng tiền các môn học thêm do nhà trường bắt buộc và tiền phụ đạo các môn cháu học yếu. Chị Loan buồn rầu nói: “Cứ chậm đóng tiền một vài bữa là con không dám đi học... Cho con nghỉ học thì thương nhưng các cháu đi học thì tôi không lo nổi!”. Chỉ trong khu phố nghèo này chúng tôi được biết có ít nhất 3 gia đình thường xuyên phải đi vay góp cho con đi học và nhiều em phải chuyển từ phổ thông qua học phổ cập nhằm giảm gánh nặng chi phí học tập cho gia đình.

Trong nhiều khu phố lao động nghèo ở các quận nội thành, chúng tôi đã gặp rất nhiều những trường hợp tưõng tự. Nhiều phụ huynh phải cho con nghỉ học sau nhiều tháng nợ tiền trường. Chi phí học tập đã trở thành nỗi ám ảnh của những gia đình có mức thu nhập thấp khoảng 1 triệu đồng/tháng. Mỗi lần nghe nhắc chuyện đi học của 4 đứa con, chị Nguyễn Thị Chia, hộ XĐGN phường 2, quận Bình Thạnh ngậm ngùi: “Tiền học của mấy đứa nhỏ ám ảnh tôi cả trong giấc ngủ. Nhiều đêm giật mình tỉnh giấc chỉ vì những khoản nợ. Chưa trả tiền nợ vay đóng cho đứa lớn xong là đến đứa nhỏ. Từ khi tụi nó nghỉ học, tôi mới đỡ căng thẳng”.

Miễn giảm chiếm tỉ trọng nhỏ trong các khoản thu

Theo hợp đồng trách nhiệm giữa Ban chỉ đạo XĐGN TP và Sở GD-ĐT TP, học sinh diện XĐGN được miễn 100%, diện bảo lưu (mới vừa vượt chuẩn nghèo nhưng thu nhập còn thấp) được giảm 50% tiền học phí và cơ sở vật chất. Tuy nhiên, theo tính toán của cán bộ làm công tác XĐGN ở các quận huyện, số được miễn giảm chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ từ 20% - 30% trong tổng các khoản thu đầu nãm và chỉ 5% - 10% tổng chi phí học tập cả năm của một học sinh, bao gồm các khoản: học thêm môn phụ, tăng tiết, dạy nghề, vệ sinh phí... Đó là chưa kể các khoản tập sách, quần áo mà gia đình phải đầu tư cho các cháu. Chủ trương miễn giảm học phí cho học sinh diện XĐGN cũng không được thực hiện thống nhất ở các trường. Do chịu sự chỉ đạo của UBND quận, các trường cấp 1, 2 luôn quan tâm đến học sinh nghèo. Trong khi đó trường cấp 3 trực thuộc Sở GD-ĐT quản lư nên luôn đòi hỏi phụ huynh phải đóng tiền trước, sau đó về trình quận để được chi lại khoản miễn giảm. Hoặc nếu học sinh diện XĐGN học một trường khác tuyến sẽ không được miễn giảm. Mặt khác, học trò nghèo đang chịu một áp lực tâm lư rất lớn từ phía nhà trường. Những học sinh nghèo chậm đóng học phí đang bị nhà trường gây áp lực bằng nhiều hình thức. Nhẹ nhất là gọi lên văn phòng, nặng hõn là nêu tên các em trước lớp, thậm chí đọc tên các em chậm đóng học phí bằng micro trước toàn trường.

Cùng với tình trạng học thêm, dạy thêm, tất cả những kiểu làm khó trên đang đẩy học sinh nghèo vào con đường bỏ học. Chẳng lẽ đây không phải là trách nhiệm của ngành giáo dục?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo