Mở đầu tác phẩm Hoàng Tử Bé, Saint-Exupery kể về bức tranh con trăn nuốt con voi của mình. Khi đưa cho người lớn xem, họ đều nghĩ đó là cái mũ. Qua đó thể hiện trẻ em có những ngôn ngữ thể hiện kì lạ trong khi người lớn dần không thể hiểu những ngôn ngữ đó.
Tiến sĩ Peter Gray từng đúc kết một thông điệp dễ hiểu cũng là một sự thật mà mọi người có thể đã biết: "Trẻ con không thích đi học bởi chúng yêu tự do" (Psychologytoday, 2009).
Hoàng tử bé và những người lớn
Thế giới của trẻ con luôn lộng lẫy, đầy màu sắc, ảo diệu, phong phú, chúng luôn tạo ra những khoảnh khắc tuyệt vời trong suy nghĩ và tạo ra một thế giới mà ai cũng muốn trở về. Có những việc dù người lớn không hiểu và cho đó là trò vô bổ, nhưng đối với trẻ em, đó là tất cả những cảm nhận, quan sát bằng cả trái tim và tâm hồn thơ ngây, sáng tạo của mình.
Nói về những năng lực tuyệt vời mà người lớn chúng ta đã lãng quên, tác phẩm Hoàng Tử Bé của Antoine de Saint-Exupery đã đúc kết rất chính xác: "Người lớn nào thì thoạt tiên cũng là trẻ con. Nhưng ít người trong bọn họ nhớ được điều đó. Chỉ có lũ trẻ con mới biết chúng tìm kiếm điều gì. Chúng dành thời gian cho một con búp bê vải, và con búp bê trở nên rất quan trọng, và nếu người ta giật búp bê của chúng đi, chúng sẽ khóc...".
“Không được gò các em vào kế hoạch của cô giáo. Phải cho các em vui chơi thoải mái trong thiên nhiên. Ước mơ của các em còn lớn hơn nhiều kế hoạch của cô giáo” – trích Totto-chan bên cửa sổ.
Hoàng tử bé đã gặp gỡ nhiều người lớn khác nhau, và rút ra được kết luận: Người lớn thích chữ số. Khi bạn nói chuyện với họ về một người bạn mới, không bao giờ họ hỏi bạn về cái chính đâu. Họ không bao giờ hỏi: "Giọng hắn ta thế nào? Hắn thích chơi trò gì? Hắn ta có sưu tầm bươm bướm không?". Họ chỉ hỏi bạn: "Hắn ta bao nhiêu tuổi? Có mấy anh chị em? Hắn ta bao nhiêu cân? Bố hắn ta lương bao nhiêu. Thế. Sau đó, họ cho là họ hiểu hắn ta rồi".
"Nếu bạn nói với những người lớn: "Tôi có thấy một cái nhà bằng gạch màu hồng, với hoa phong lữ trên cửa sổ và chim bồ câu trên mái", họ chẳng thể nào hình dung nổi nhà ấy như thế nào. Phải nói với họ: "Tôi có thấy một cái nhà mười vạn đồng". Họ sẽ kêu lên ngay: "Ôi, thật là đẹp".
Nếu được nhìn nhận đúng đắn, trẻ con đã có thể trở thành những con người thật khác, tuyệt vời hơn chứ không phải là bị từ chối, bị cô lập rồi trở về với cái khung sẵn có để đúc ra những cuộc đời y hệt nhau.
"Một trăm ngôn ngữ của trẻ" là đặc trưng của hướng tiếp cận Reggio Emilia Approach®, cho rằng trẻ sinh ra với vô tận tiềm năng độc đáo và mạnh mẽ để tiếp cận thế giới, khám phá môi trường xung quanh và kết nối xã hội.
Những lớp học 100 của 100 của 100 ngôn ngữ
Trong tác phẩm Totto-chan bên cửa sổ, Tetsuko Kuroyanagi cũng đã chia sẻ những quan điểm giáo dục tiệm cận với triết lý này: "Có mắt mà không nhìn thấy vẻ đẹp, có tai mà không thấy điều hay, có trái tim mà không thấy chân lý, chưa cảm kích thì chưa thể cháy hết mình. Đứa trẻ nào sinh ra cũng có phẩm chất tốt. Cùng với sự trưởng thành những phẩm chất đó bị phá hỏng bởi môi trường xung quanh và ảnh hưởng của người lớn. Vì vậy, phải sớm tìm ra "phẩm chất tốt" ở đứa trẻ, phát triển những phẩm chất đó, giúp đứa trẻ trở thành một người có cá tính".
Như tái hiện từ trang sách, không khó để nhận thấy những điểm tương đồng giữa lớp học của Totto-chan và Trường mầm non Thế giới Mặt trời – Little Em’s Preschool (giảng dạy theo hướng tiếp cận Reggio Emilia Approach®), được mô tả như sau: "Khi các dự án bắt đầu, cô giáo thường tạo tình huống và đưa ra một số câu hỏi khơi gợi hứng thú, cũng như kích thích trí tò mò, thu hút các con chủ động tham gia vào các hoạt động. Các con có thể bắt đầu nghiên cứu và khám phá theo cách riêng của mình. Có bé chọn cách dùng các loại nguyên vật liệu tái chế, hay các nguyên vật liệu tự nhiên để tạo nên những bức tranh thể hiện suy nghĩ của con và cũng có bé thích dùng đất nặn, hoặc xé dán tạo nên những tác phẩm mang những thông điệp đậm bản sắc riêng của chính mình. Với cách học này, cùng với thời gian khi các con lớn lên, giáo viên sẽ càng hiểu rõ các con thích gì, thích như thế nào, hiểu được cách nghĩ cũng như cá tính các con, thật đúng là cách làm lý tưởng để hiểu về từng đứa trẻ của mình. Về phía các con, việc được là người chủ động lựa chọn hành trình học tập và phát triển của chính mình thật không còn gì bằng".
“Nhiệm vụ của chúng tôi là làm khơi dậy sự sáng tạo của trẻ nhỏ để chúng chinh phục ngọn núi cao nhất có thể bằng chính đôi chân của mình. Không ai có thể làm hơn thế”, hướng tiếp cận Reggio Emilia Approach® tại Little Em’s.
"Không được gò các em vào kế hoạch của cô giáo. Phải cho các em vui chơi thoải mái trong thiên nhiên. Ước mơ của các em còn lớn hơn nhiều kế hoạch của cô giáo" – trích Totto-chan bên cửa sổ.
Hướng tiếp cận Reggio Emilia Approach® bắt nguồn từ niềm tin cho rằng trong mỗi trẻ là một sự khác biệt, đều chứa đựng một tiềm năng lớn và tiềm năng đó sẽ được phát triển nhờ chính trí tò mò vốn có của trẻ. Trẻ cố gắng tìm hiểu thế giới xung quanh và tự đưa ra cách riêng của mình để giải thích sự vận động của thế giới xung quanh trẻ.
"100 ngôn ngữ của trẻ" là nói đến hàng trăm cách mà trẻ em có thể thể hiện bản thân và giao tiếp với thế giới xung quanh: ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, các ngôn ngữ nghệ thuật như âm nhạc, điện ảnh, hội họa, điêu khắc, ngôn ngữ cơ thể và cảm nhận về các sự vật xung quanh… Mỗi một trong số hàng trăm ngôn ngữ này luôn được coi trọng và nuôi dưỡng mỗi ngày.
"Nhiệm vụ của chúng tôi là làm khơi dậy sự sáng tạo của trẻ nhỏ để chúng chinh phục ngọn núi cao nhất có thể bằng chính đôi chân của mình. Không ai có thể làm hơn thế", hướng tiếp cận Reggio Emilia Approach® tại Little Em’s.
Tại Little Em’s, các dự án được cho là một mục tiêu và cách thức học tập hiệu quả bởi qua đó, trẻ được kích thích tư duy sáng tạo cùng các khả năng tiềm ẩn khác. Các chủ đề của dự án xuất phát từ sự tò mò và khám của trẻ, các mối quan tâm xã hội của phụ huynh và giáo viên hoặc các sự kiện có được sự chú ý của trẻ em và giáo viên. Bất kể khởi nguồn của dự án là gì, trẻ được trả về phát triển theo đúng bản ngã riêng, thuận tự nhiên và độc nhất vô nhị.
Các em tự do khám phá thế giới mà các em lựa chọn chứ không phải cách mà người lớn muốn các em thấy. Các em khám phá theo cách mà các em muốn chứ không phải con đường được vạch sẵn. Các em gặt hái những gì các em cảm nhận, các em thích chứ không phải điều người lớn chúng ta "cho rằng".
Bình luận (0)