xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải truy xét tỉ lệ tốt nghiệp đẹp

Theo VĨNH SƠN (Pháp Luật TPHCM)

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa chỉ đạo như vậy và nhắc lại vụ kiểm điểm còn chưa ráo mực năm 2006.

Ngày 17-7, tại Đồng Tháp tiếp tục diễn ra Hội nghị tổng kết năm học 2010-2011. Vấn đề cốt lõi mà Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân muốn chuyển tải đến ngành giáo dục là cần nhìn thẳng sự thật để hoàn thiện mình. Đặc biệt là kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, trong lúc mức tăng chung của cả nước chỉ có 3,15% nhưng nhiều địa phương lại tăng cao hơn mức tăng cả nước gấp nhiều lần. Ở Kiên Giang, tỉ lệ này tăng tới 23% so với năm học trước. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GD-ĐT cho kiểm tra lại và có lý giải thỏa đáng về vấn đề này.
 
Học không chính quy đậu cao, tại sao?
 
Đánh giá sau gần năm năm thực hiện cuộc vận động “hai không”, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng đã cơ bản đạt được những kết quả tích cực. Sáu yếu tố đầu vào của giáo dục gồm: thái độ người học, người dạy và cán bộ quản lý; chương trình sách giáo khoa; phát triển đội ngũ giáo viên; cơ sở vật chất trường học; phương pháp quản lý hệ thống giáo dục và huy động sức mạnh xã hội đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã có những chuyển biến tích cực.
 
Phó Thủ tướng lưu ý: Về phân tích kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, yêu cầu Bộ cho kiểm tra lại và lý giải cho được cái này. Trong 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL có đến chín tỉnh có tỉ lệ tốt nghiệp phổ thông tăng gấp 3-7 lần so với mức tăng chung của cả nước. “Bộ coi lại đó có phải là kết quả thực chất chưa. Nếu chưa thì làm lại và rút kinh nghiệm. Phải kiểm định, kiểm tra lại để có cơ sở khách quan mà đánh giá. Cái gì chúng ta làm chưa được thì nhìn nhận nó và sửa chữa” - Phó Thủ tướng chỉ đạo.
 
img
Dù là “vùng trũng” của giáo dục nhưng học sinh ĐBSCL được đảm bảo
 đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở khi đến trường. Ảnh: VĨNH SƠN

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng cho biết sau khi ông đọc qua Tổng kết năm học 2010-2011 thì phát hiện một chuyện rất đáng nghi ngờ là có rất nhiều tỉnh có kết quả thi tốt nghiệp THPT ở hệ giáo dục thường xuyên cao hơn hệ chính quy. “Cả nước có đến 16 tỉnh, thành có tỉ lệ tốt nghiệp THPT hệ giáo dục thường xuyên cao hơn hệ chính quy. Bộ và các sở phải chứng minh cho xã hội biết chúng ta đã làm thế nào để đạt được như thế. Nếu chúng ta có sai sót thì nhận và sửa chữa. Chúng ta đã từng nhận sai sót trước xã hội vào năm năm trước (2006), khi bắt đầu cuộc đấu tranh chống tiêu cực và bệnh thành tích trong ngành giáo dục rồi” - Phó Thủ tướng nói.
 
Còn nhiều học sinh… thiếu ăn
 
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng lưu ý Bộ GD-ĐT cần đổi mới công tác quản lý giáo dục để làm tiền đề cho việc

 85,47% là tỉ lệ tốt nghiệp ở hệ giáo dục thường xuyên, tăng đến 18,76% so với năm 2010. Trong đó, 32 tỉnh, thành có tỉ lệ tốt nghiệp hệ giáo dục thường xuyên trên 90%, nhiều tỉnh có tỉ lệ tốt nghiệp tăng đột biến như Ninh Bình, Điện Biên, Ninh Thuận, Đồng Tháp, Bà Rịa-Vũng Tàu.

Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp giáo dục phổ thông trên toàn quốc đạt 95,72%, tăng 3,15% so với năm 2010. Tám tỉnh đồng bằng Bắc Bộ tiếp tục có tỉ lệ tốt nghiệp bình quân cao nhất với 99,52% (năm 2010 là 99,14%,). Tỉ lệ tốt nghiệp bình quân thấp nhất vẫn là các tỉnh Đông Nam Bộ (90,73%) và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (90,81%).

thay đổi căn bản nền giáo dục vào năm 2015. Đối với giáo dục phổ thông là phải đào tạo ra con người Việt Nam phù hợp với thời kỳ hội nhập 2020. Đặc biệt là năng lực công dân. Cho nên trong đánh giá học sinh đang chuyển từ đánh giá hiểu biết sang đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, khả năng ứng xử, kỹ năng làm người công dân trong thời kỳ hội nhập.
 
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ cần làm đề án xây nhà ở cho giáo viên, đến hết năm 2020 đảm bảo giáo viên phải có nhà ở. Bộ cần thống kê lại việc sử dụng máy vi tính của giáo viên để công bố vào đầu năm học tới. Nếu còn chưa đủ, Chính phủ sẽ hỗ trợ thêm từ đề án trang bị 1 triệu máy tính cho giáo viên.
 
Đặc biệt, Phó Thủ tướng cho biết hiện nay đa số tỉnh, thành khẳng định đã thực hiện được mục tiêu “ba đủ” cho học sinh gồm: đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở đi học. Đến năm 2012 tất cả các tỉnh phải đăng ký thực hiện cái này. Tuy nhiên, còn tới 19 tỉnh, thành chưa dám khẳng định học sinh của tỉnh mình có “ba đủ”. Chẳng hạn như ở Lào Cai cho biết không dám đăng ký vì phấn đấu hai đủ thì được chứ ba thì khó, do tới giờ học sinh còn thiếu ăn.
 
Đại diện lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Lào Cai được Phó Thủ tướng gọi đứng lên giải thích. Vị này cho biết đúng là như vậy, còn một bộ phận học sinh của tỉnh chưa thể thoát cái đói mà chỉ đủ mặc vào mùa đông giá rét nên chưa dám đăng ký tiêu chí này!
 
 
Tôi yêu cầu giám đốc các sở GD-ĐT trong cả nước phải nhìn nhận lại một cách nghiêm túc và có bản tự đánh giá về tỉ lệ thi tốt nghiệp THPT đỗ cao. Đồng thời, nhìn nhận việc giảm tải cho chương trình sách giáo khoa chưa đạt yêu cầu. Ngay trong năm học tới, Bộ sẽ đẩy mạnh và sâu sắc hơn nữa chương trình này. Bên cạnh sẽ thay đổi công tác thanh tra trong thi cử.
 
Thời gian qua đã có hiện tượng học sinh nhận tiền hỗ trợ mua sách thì bị cha mẹ các em lấy chi xài vào việc khác. Tôi yêu cầu các sở giám sát chặt vấn đề này, dứt khoát không để học sinh nghèo không đến trường được do thiếu sách.
 
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT PHẠM VŨ LUẬN
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo