xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quan tâm cơ hội việc làm

BÍCH VÂN

Nhiều TS bày tỏ mối quan tâm đến các trường ĐH tại địa phương như ĐH Phan Châu Trinh, ĐH Kinh tế Đà Nẵng

Gần 1.000 thí sinh (TS) Quảng Nam đã được giải đáp các băn khoăn về việc chọn ngành, nghề, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp tại chương trình “Vì khát vọng Việt - Đưa trường học đến TS”, do Báo Người Lao Động phối hợp Công ty CP - Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên tổ chức tại TP Tam Kỳ - Quảng Nam, sáng 16-3.
 
img
Thí sinh hỏi các chuyên gia tại chương trình “Vì khát vọng Việt - Đưa trường học đến thí sinh”
Ảnh: HUY LÂN

Mở đầu buổi tư vấn, tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, cung cấp cho TS 8 điểm mới trong kỳ tuyển sinh ĐH - CĐ 2013. Nhiều TS bày tỏ mối quan tâm đến các trường ĐH tại địa phương như ĐH Phan Châu Trinh, ĐH Kinh tế Đà Nẵng.

TS Nguyễn Văn Tạo đặt câu hỏi cho lãnh đạo Trường ĐH Phan Châu Trinh về quá trình học tập tại trường và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. ThS Hoàng Trung Hưng, Trưởng Phòng Tuyển sinh Trường ĐH Phan Châu Trinh, cho biết trường có trụ sở ngay tại Hội An là TP phát triển mạnh về du lịch, là điều kiện thuận lợi cho việc học tập của sinh viên, nhất là việc trau dồi ngoại ngữ cũng như nền văn hóa của các nước. Theo ThS Hưng, Trường ĐH Phan Châu Trinh đang lên kế hoạch xây dựng chính sách về học phí và hiện tại mức học phí của trường là thấp nhất so với các trường ĐH tại khu vực miền Trung; trường cũng miễn phí chỗ ở  ký túc xá cũng như các khóa học kỹ năng mềm cho sinh viên.

TS Lê Thị Kim Thoa, Trường THPT Trần Cao Vân, đặt câu hỏi: “Hiện nay, ngành kinh tế được rất nhiều TS ưa chuộng và ngành này cũng đang có nhu cầu cao về nhân sự. Tuy nhiên, nhiều sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH lớn đào tạo về kinh tế vẫn thất nghiệp sau khi ra trường, vì sao?”. Trả lời vấn đề này, ông Phan Kim Tuấn, Trưởng Phòng Công tác sinh viên của  Trường ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng, cho biết hằng năm, số lượng TS đăng ký dự thi vào nhóm ngành kinh tế đều tương đối lớn. Tại Trường ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng, 78% sinh viên sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm ổn định. Cũng theo ông Tuấn, mặc dù các ngành kinh tế đang có nhu cầu cao về nhân sự nhưng đòi hỏi phải có kỹ năng mềm và ngoại ngữ mới có được việc làm ổn định.

TS Nguyễn Văn Nam đặt câu hỏi về chỉ tiêu của ngành quản trị kinh doanh và cơ hội việc làm của ngành này tại Trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TPHCM. GS Huỳnh Hữu Tuệ, đại diện Trường ĐH Quốc tế, cho biết trường này không giảm chỉ tiêu tuyển sinh ngành quản trị kinh doanh và đây cũng là ngành có số lượng sinh viên đông nhất của trường, 100% sinh viên tốt nghiệp có việc làm. Để cho sinh viên được sớm tiếp xúc với công việc, Trường ĐH Quốc tế đã chủ động trong việc định hướng việc làm cho sinh viên, thành lập các câu lạc bộ nhằm liên lạc với các doanh nghiệp lớn để tạo cơ hội cho sinh viên cọ xát với thực tế và được tuyển dụng trực tiếp tại trường.
 

Phù hợp sở thích, năng lực

TS Trương Thị Ngân, Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, đặt câu hỏi: “Là con gái và ngành nghề truyền thống của gia đình là sư phạm nhưng em đam mê ngành cơ khí, máy móc. Em nên theo sở thích hay theo truyền thống gia đình?”. Tiến sĩ Trần Đình Lý cho rằng tất cả những yếu tố như nhu cầu lao động, thu nhập, chính sách… sẽ thay đổi tùy thuộc vào thời điểm còn năng lực, sở trường của con người thì không thay đổi. Vì vậy, TS nên tự quyết định ngành nghề phù hợp với sở thích và năng lực của mình.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo