xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ra đời trường đại học quốc tế đầu tiên ở VN

Thể Uyên (LĐ)

Xuất phát từ nhu cầu thực tế cộng với tiềm năng sẵn có của ĐH Quốc gia TPHCM sự ra đời của ĐH Quốc tế ở Việt Nam (tên giao dịch Quốc tế là International University - IU) đang được coi là hướng đi đúng và cần có trong hệ thống đào tạo giáo dục của Việt Nam.

Hơn 224 tỉ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước cộng với các nguồn vốn huy động vốn khác là tổng số vốn đầu tư mà ĐH Quốc gia TPHCM dành cho dự án xây dựng Trường ĐH Quốc tế Việt Nam vừa được Chính phủ phê duyệt. Trường được xây dựng trên diện tích rộng 45.000m2, tại khu quy hoạch Thủ Đức (TPHCM) - Dĩ An (Bình Dương).

Đây sẽ là trường đại học quốc tế công lập đầu tiên ở Việt Nam có chức năng đào tạo đại học, sau ĐH cho cả người Việt Nam lẫn người nước ngoài. Trong giảng dạy, trường cũng sẽ  áp dụng một cõ chế chung theo chuẩn quốc tế: Giảng dạy bằng ngôn ngữ chính là Anh ngữ. Ngoài ra, còn sử dụng một số ngôn ngữ  khác như  Pháp, Nga, Đức và  Trung Văn tùy theo nhu cầu cũng như chất lượng của môn học được giảng dạy.

Đội ngũ giảng viên người nước ngoài và Việt Nam có tỉ lệ 50-50

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện có trên 15.000 sinh viên Việt Nam đang du học nước ngoài theo các chương trình học bổng, du học bán phần hoặc du học tự túc... Đó là chưa kể một số lượng không nhỏ sinh viên đang theo học các chương trình du học tại chỗ do những đơn vị liên kết đào tạo với các trường đại học nước ngoài thực hiện

Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Tấn Phát, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT kiêm Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM - đơn vị chủ đầu tư của dự án ĐH Quốc tế cho biết: "ĐH Quốc tế cũng không nằm ngoài quy luật này, chính vì vậy, ngoài cõ sở vật chất tốt, chúng tôi rất chú trọng đội ngũ giáo viên của trường.

“Giai đoạn đầu, trường sẽ thỉnh giảng các giáo viên thuộc các trường đại học quốc tế uy tín mà  ĐH Quốc gia TPHCM đã từng hợp tác để đến giảng dạy tại Việt Nam như giảng viên của các trường ĐH Houston - Clear Lake, Houston Victoria, Oklahoma State (Hoa Kỳ)  hoặc Western Sydney (Úc), Oaris-Sud, Claude Bernard (Cộng hòa Pháp) và Thanh Hoa (Bắc Kinh -Trung Quốc)... Giai đoạn đầu sẽ có khoảng 60% giảng viên là người nước ngoài. Sau đó, ĐH Quốc tế Việt Nam phấn đấu nâng chuẩn giáo viên trong nước để đạt tỷ lệ giáo viên nước ngoài và Việt Nam trực tiếp tham gia giảng dạy tại ĐH Quốc tế ổn định ở tỉ lệ 50-50.

“Giảng viên Việt Nam, ngoài bằng cấp chuyên môn (từ thạc sĩ trở lên) thì phải tốt nghiệp tại trường ĐH nước ngoài có sử dụng tiếng Anh như bản ngữ hoặc phải đạt chuẩn 600 điểm TOEFL” - GS-TSKH Phan Quốc Khánh - Trưởng ban điều hành đề án Trường ĐH Quốc tế cho biết thêm.

Tuyển sinh và đào tạo những ngành nghề nào?

Trước mắt nguồn sinh viên trong nước sẽ là đối tượng chính. Sau đó, trường sẽ liên kết để đào tạo theo các hướng như những trường ĐH của ta đã thực hiện tuyển sinh những sinh viên quốc tế.

Chương trình đào tạo sẽ dựa trên mô hình liên kết giữa ĐH Quốc tế Việt Nam với những trường ĐH nước ngoài.

Khi liên kết đào tạo thì sinh viên quốc tế sẽ học tại nước mình trong 1 hoặc 2 nãm đầu sau đó đào tạo chuyển tiếp tại ĐH Quốc tế Việt Nam tưõng tự như mô hình du học bán phần 2+2 hoặc 1+3 hiện nay mà ĐH Quốc gia TPHCM hoặc ĐH Bách Khoa TPHCM và một số đơn vị đang thực hiện. Tùy vào hình thức đào tạo mà sinh viên sẽ được cấp văn bằng theo ba hệ thống: Do ĐH Quốc gia TPHCM cấp, do cả hai đơn vị ĐH Quốc tế Việt Nam và ĐH nước ngoài liên kết đào tạo cấp và loại văn bằng thứ ba là do các ĐH nước ngoài cấp.

Về tính lưu thông bằng cấp giữa ĐH Quốc tế Việt Nam và hệ thống văn bằng chung trên thế giới được GS-TS KH Phan Quốc Khánh giải thích thêm: "Bằng cấp giữa những chương trình liên kết đào tạo thì đương nhiên có tính lưu thông, chuyển tiếp giữa các trường. Điều chúng tôi hướng tới là xây dựng làm sao cho Trường ĐH Quốc tế được các tổ chức nghiên cứu giáo dục của thế giới đánh giá, công nhận và có xếp loại theo đẳng cấp của từng trường trong hệ thống giáo dục quốc tế. Đứng đầu danh sách này hiện nay vẫn là  ĐH  Harvard (Hoa Kỳ)".

Hiện trường đang chuẩn bị tuyển sinh cho khóa học đầu tiên vào tháng 9-2004. GS - TS KH Phan Quốc Khánh cho biết cụ thể, trường sẽ tuyển sinh và đào tạo 4 ngành chính: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, điện tử viễn thông, quản trị kinh doanh và luật. Số lượng tuyển sinh của hệ đào tạo đại học vào khoảng 200 SV.

Ở khóa đầu này, tuyển sinh sẽ tuân thủ theo quy định chung của Bộ GD-ĐT Việt Nam, đề chung theo hệ thống ĐH Quốc gia TPHCM sau đó sẽ kiểm tra thêm về trình độ ngoại ngữ. Ngoài ra, cũng đào tạo thêm 20 thạc sĩ, 5 tiến sĩ cho mỗi chuyên ngành. Tiến tới niên khóa 2005-2006 và những năm tiếp theo, trường bổ sung ngành học mới như: Quan hệ quốc tế, Quản lý giáo dục, Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam...

Mức học phí sẽ được tính cụ thể cho từng ngành và bậc học. Song sẽ rẻ hơn rất nhiều so với những chưõng trình du học, bán du học ở nước ngoài, dự kiến sẽ dao động trong khoảng 2.500USD/năm học/SV và mức trung bình là 2.000SUD/nãm học/SV. Tuy nhiên, trong thực tế mức học phí này giảm hơn thông qua các chương trình học bổng toàn phần hoặc bán phần mà ĐH Quốc tế sẽ phối hợp cùng các đối tác trong, ngoài nước thực hiện.

Ý kiến của các nhà chuyên môn

Cần tạo một sân chõi để mọi người thi thố tài năng

TS - Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Thị Kim Thúy: "Tôi ủng hộ mô hình trường ĐH Quốc tế của Việt Nam". Hiểu một cách đúng đắn thì đầu tư cho giáo dục là một đầu tư không bao giờ sợ lỗ. Chủ trưõng đầu tư xây dựng một trường ĐH Quốc tế của Việt Nam là hợp lư. Có như vậy ta mới thu hút được nhân tài, không lãng phí nguồn chất xám của quốc gia bởi thực tế, rất nhiều giáo sư, tiến sĩ của ta được các nước mời thỉnh giảng tại các trường ĐH lớn.

Tôi rất mong, ĐH Quốc tế sẽ là nòng cốt trong hệ thống giáo dục ĐH của Việt Nam để có thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong con đường hội nhập hiện nay của nước ta.

TS Phan Thanh Bình - Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM: "Nên đa dạng hóa các mô hình đào tạo". Xã hội càng phát triển, ngành giáo dục lại càng cần phải đa dạng hóa các mô hình đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập. Hệ thống đào tạo của ta đã chấp nhận cho những trường nước ngoài như RMIT (Úc) đầu tư đào tạo ĐH Quốc tế ở đây thì tại sao chúng ta không thể huy động nguồn lực của mình để mở một trường với cơ sở vật và chất lượng hiện đại tương đương để "cạnh tranh"?

Nói cạnh tranh trong giáo dục thì chưa được thật chuẩn, nhưng theo tôi nên tạo một môi trường đa dạng, một sân chơi để cho mọi người cùng thi thố tài nãng, như vậy sẽ có thể thu hút nhiều chất xám, nhân tài hơn.

Cụ thể ở Trường ĐH Quốc tế thì tôi không chỉ mong mỏi ở mức cung cấp chương trình đào tạo chất lượng cao với chi phí tiết kiệm nhất cho dân mà còn hy vọng từ môi trường này, ngành giáo dục đào tạo của ta sẽ học hỏi được công nghệ đào tạo cao, mang chuẩn chung của quốc tế.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo