Tối qua (23-2), phóng viên Báo Người Lao Động đã trao đổi với giáo sư Hà Đình Đức, người nghiên cứu rùa hồ Gươm nhiều năm và là người đầu tiên công bố rùa tai đỏ xuất hiện tại hồ Gươm.
Rùa tai đỏ xuất hiện ở hồ Gươm từ năm 1997
Qua lời kể của giáo sư Đức, ông Vũ Văn Mạnh, trợ lý Giám đốc Bưu điện Hà Nội (lúc bấy giờ), đã chụp một bức ảnh về rùa trên hồ Gươm vào tháng 7-1997 và tặng ông. Đến năm 2001, giáo sư Đức thấy một số con bơi trên mặt hồ và chụp ảnh ghi lại. Qua tài liệu và danh sách các sinh vật ngoại lai xâm hại của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), cho thấy giống rùa lạ ở hồ Gươm là rùa tai đỏ. Đối chiếu với bức ảnh được tặng năm 1997, cho thấy là một loài. Sự xuất hiện của rùa tai đỏ có thể do khách du lịch hoặc người Việt
Theo ông Đức, loài này có 14 phân loài, kích thước từ 21-60 cm (chiều dài). Thời gian giao phối từ tháng 12 đến tháng 4, thời gian làm tổ và đẻ trứng từ 65 đến 75 ngày. Mỗi lần đẻ trứng từ 2 đến 35 quả, tùy theo phân loài. Hiện nay, chưa thể xác định loài này một năm sinh sản mấy lứa.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Sáng (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chuyên gia nghiên cứu về các loài rùa Việt Nam trên 30 năm, khẳng định loài rùa mà giáo sư Hà Đình Đức phát hiện mới đây tại hồ Gươm là động vật ngoại lai xâm hại, không nằm trong 32 loài rùa bản địa (rùa đầu to, rùa bà tam, rùa ô khế, rùa đỏ...). Hiện tại, chưa có cơ quan nào nhập khẩu chính thức loài rùa này.
Chưa thể khẳng định sự nguy hại của rùa tai đỏ
Giáo sư Hà Đình Đức cho rằng để kết luận loài rùa lạ có mặt tại hồ Gươm có nguy hại, phải chờ từ 5 đến 10 năm. Tuy vậy, ông Đức tỏ ra lo ngại sinh vật xâm hại này có thể nguy hiểm như ốc bươu vàng, nếu cơ quan quản lý và các nhà khoa học không ngăn chặn từ xa.
Theo tiến sĩ Sáng nhìn nhận, một loài rùa muốn tồn tại và phát triển ở môi trường sống mới phải có 4 yếu tố: nơi sống, tập tính sinh học, thức ăn và sinh sản. Có nhiều giống ngoại lai không thể cạnh tranh để có thức ăn được với giống bản địa hoặc làm mồi cho giống bản địa. Cần phải có thời gian dài để đưa ra kết luận về sự nguy hại của rùa tai đỏ. Về khả năng sinh sản, ông Sáng cho biết, loài rùa sinh trưởng tại Việt Nam (giống bản địa) có khả năng sinh sản nhiều nhất là ba ba, mỗi năm 2 lần đẻ trứng, mỗi lần từ 20-24 quả. Đa số các loài khác đẻ dưới 10 trứng/ lứa, mỗi năm từ 1 đến 2 lứa (tuỳ loại). “Khả năng có hàng trăm con rùa tai đỏ ở Hồ Gươm là không chắc chắn” – ông Sáng nhận định.
Cơ quan quản lý chưa có phản ứng
Ông Trần Hồng Hà, Cục phó Cục Bảo vệ Môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường, cho biết cơ quan này cũng vừa biết thông tin về sinh vật lạ này qua báo chí. Để có các biện pháp xử lý (nếu rùa tai đỏ có hại cho môi trường, sản xuất ở Việt
Giáo sư Hà Đình Đức cho biết, hiện vẫn chưa có sự liên hệ từ phía các cơ quan có trách nhiệm về lĩnh vực này.
Bình luận (0)