xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Sách giáo khoa mới sẽ khắc họa rõ nét về Đại tướng"

Theo Hoàng Thùy (VN Express)

"Sách giáo khoa hiện hành viết theo mạch tiến trình, diễn biến, tập trung vào vai trò của quần chúng. Sau năm 2015, nội dung về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được thể hiện đậm nét", PGS Đỗ Ngọc Thống nói.

PGS Nghiêm Đình Vỳ, Chủ tịch hội đồng bộ môn lịch sử (Bộ GD-ĐT), khẳng định không có chuyện lịch sử bỏ quên Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà chỉ là việc khắc họa chưa được đậm nét. Ở một số chiến dịch, tên Đại tướng được nhắc đến với vai trò lãnh đạo. Hình ảnh của ông cũng xuất hiện trong sách khi Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập hay bên cạnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới năm 1950...

"Những người tham gia viết sách giáo khoa đều phải tuân thủ những quy định chung với số trang hạn chế. Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt lúc bấy giờ là trình bày lịch sử theo mạch tiến trình, diễn biến chứ không theo vấn đề. Vì vậy, nội dung tập trung vào vai trò của quần chúng chứ không phải cá nhân nên hình ảnh của các anh hùng dân tộc trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp có phần mờ nhạt", ông Vỳ nói.

Vị Chủ tịch Hội đồng bộ môn cho hay trên cơ sở những tồn tại hiện nay và định hướng đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, sách giáo khoa môn lịch sử sẽ khắc phục sự quá tải, một chiều. Bên cạnh lịch sử thế giới, khu vực thì trọng tâm của môn học này sẽ là lịch sử dân tộc nhằm giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ Việt Nam, giúp các em hiểu ngọn ngành lịch sử đất nước.

Sách giáo khoa hiện hành được viết theo nguyên tắc vòng tròn đồng tâm, vòng xoáy trôn ốc nên nhiều kiến thức bị lặp lại khiến học sinh nhàm chán. Sách mới sẽ thiết kế nhẹ nhàng hơn, không học môn lịch sử có tính chất thông sử từ lớp 4 lên lớp 5 nữa mà thay bằng những điều đơn giản như ý nghĩa của lá cờ tổ quốc, tên nước qua các thời kỳ, các câu chuyện về nhân vật lịch sử như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, cho đến nhân vật trong lịch sử Việt Nam hiện đại như Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Học sinh cũng sẽ được học lịch sử trong các môn địa lý, giáo dục công dân...

img
Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 trích hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng sẽ được thể hiện rõ nét trong sách giáo khoa sau năm 2015. Ảnh: XT.

Học sinh THCS trước đây học lịch sử chính trị để giáo dục truyền thống yêu nước thì sách giáo khoa mới ở hệ này sẽ tăng cường thêm nội dung về lịch sử văn hóa, mối quan hệ với các nước trong khu vực. Lịch sử dân tộc vẫn được xem là trọng tâm, bên cạnh đó sẽ có lịch sử một số nước có điều kiện gần với Việt Nam. Thời gian này các em sẽ được học thêm phần lịch sử địa phương.

Sách giáo khoa THPT sẽ chia theo các chủ đề. Lớp 10, các chủ đề có tính chất khái quát lại lịch sử Việt Nam, thế giới. Các lớp sau đi vào chuyên đề như truyền thống dân tộc, các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, phát triển văn hóa, kinh tế, các nhân vật lịch sử... Phần lịch sử thế giới sẽ có khám phá sự kỳ diệu của các nền văn hóa, nền văn minh Hy Lạp...

"Những nhân vật lịch sử có vai trò to lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn, Trường Chinh... sẽ được đưa vào sách giáo khoa. So sánh công trạng của từng người để làm căn cứ viết sách là điều khó khăn. Tuy nhiên, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong điếu văn dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói, ông là người có công lao to lớn và cống hiến đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, nên chúng tôi sẽ tập trung viết về những công lao to lớn và cống hiến đặc biệt đó", PGS Vỳ cho hay.

PGS Đỗ Ngọc Thống, Thường trực Ban soạn thảo Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau 2015 thừa nhận, sách giáo khoa lịch sử đưa hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất mờ nhạt. Tuy nhiên, cuốn Ngữ Văn lớp 12 có trích hồi kí "Những năm tháng không thể nào quên" của Đại tướng, dành 6 trang để giới thiệu vắn tắt xuất thân và công lao to lớn của ông đối với đất nước. 

Theo PGS Thống, ban soạn thảo Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau 2015 trân trọng những ý kiến đóng góp của tất cả các tầng lớp nhân dân. Ban soạn thảo sẽ tổ chức các buổi hội thảo đề bàn bạc, thống nhất quan điểm liên quan đến việc viết lại sách sử, đưa nội dung liên quan đến Đại tướng vào trong sách.

"Qua sự kiện quốc tang, chúng ta đã thấy được vị trí của Đại tướng trong lòng nhân dân. Vì vậy, sách giáo khoa sau năm 2015 không chỉ phải làm rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng trong sách giáo khoa lịch sử mà tấm gương đức độ của ông cũng sẽ được đưa vào sách giáo dục công dân, văn học...để học sinh noi gương", ông Thống khẳng định.

Thường trực Ban soạn thảo Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau 2015 cũng cho rằng, việc tuyên truyền hình ảnh vị anh hùng dân tộc như Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường mà còn là trách nhiệm của truyền thông, gia đình, xã hội thông qua việc đặt tên đường phố, công trình xã hội, xây dựng bảo tàng...
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo