Great Barrier Reef được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1981. Đài CNN gọi nó là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới… Mới đây, một đội nghiên cứu ở Queensland đã tiến hành cuộc nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về việc ăn vụn nhựa của quần thể san hô.
Tăng nỗi lo khi phát hiện san hô ăn vụn nhựa. Anh: MADIHAH HAMID
Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Sinh học Đại Dương (Marine Biology). Theo đó, các nhà khoa học phát hiện ra rằng khi đặt san hô từ rạn san hô trên vào nước bị ô nhiễm có vụn nhựa, san hô đã ăn chúng với tỉ lệ chỉ thấp hơn một ít so với tỉ lệ chúng ăn phù du hoặc sinh vật biển nhỏ khác. Vốn là loài ruột khoang, san hô giữ các vụn nhựa này lại ít nhất 24 tiếng sau khi nuốt chửng chúng.
Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học James Cook và Đại học Công nghệ Queensland thu thập các mẫu san hô sống từ các nguồn khác nhau quanh Đảo Orpheus suốt từ tháng 4 đến 5-2013, dưới độ sâu 5m nước biển để phục vụ nghiên cứu này. Họ đặt chúng trong bể nuôi cá và thả vào đó vụn nhựa màu xanh để xem chúng có ăn không. Theo phân tích, khoảng 21% các cá thể san hô ăn ít nhất 1 vụn nhựa và một cá thể ăn 3 mảnh nhỏ của vụn nhựa.
Các tác giả của nhóm nghiên cứu cho rằng san hô có thể tiếp xúc vụn nhiều bằng nhiều cách khác nhau nhất là khi tình trạng ô nhiễm đang tăng cao như hiện nay, rác thải con người tung ra biển ngày càng nhiều. Nhất là lúc thủy triều thấp các rác thải trôi nổi nhiều khả năng tiếp xúc với rạn san hô. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa chắc chắn vụn nhựa có tác động tiêu cực nào đến năng lượng sinh học và tăng trưởng của san hô nếu ăn phải hoặc ảnh hưởng đến tăng trưởng của rạn san hô nói chung. Việc này còn cần thời gian nghiên cứu.
Từ giữa năm 2008 – 2014, trong nỗ lực để bảo vệ môi trường rạn san hô Great Barrier Reef, khoảng 683.000 tình nguyện viên thường đến thu thập rác từ bãi biển gần rạn.
Bình luận (0)