xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sàng lọc các trường ngoài công lập

Phạm Dương thực hiện

GS-TSKH Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng khó khăn tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ ngoài công lập là cơ hội để sàng lọc các trường yếu kém

img
Kiểm tra hồ sơ các thí sinh thi vào ĐH Y Dược TPHCM. Ảnh: Tấn Thạnh
* Phóng viên: Ông có suy nghĩ gì trước việc các trường ĐH và CĐ ngoài công lập xin bỏ điểm sàn?

img
- GS Đào Trọng Thi: Một khi Bộ GD-ĐT vẫn duy trì thi “3 chung” (chung đề, chung ngày và sử dụng chung kết quả thi - PV) thì chưa thể bỏ điểm sàn. Nếu không thi “3 chung” thì không có khái niệm điểm sàn vì từng cơ sở giáo dục hay nhóm cơ sở giáo dục - đào tạo sẽ tự xác định đầu vào cho mình. Khi còn thi “3 chung” thì còn phải duy trì điểm sàn vì cần quy định ngưỡng kiến thức thấp nhất áp dụng cho mọi trường ĐH, CĐ để lựa chọn những người đủ tiêu chuẩn, trình độ vào học. Song, cũng cần lưu ý, quyết định điểm sàn làm sao để các trường đủ chỉ tiêu tuyển sinh.

* Nhiều trường ĐH, CĐ ngoài công lập cho rằng nếu không bỏ điểm sàn thì họ không thể tuyển sinh đủ chỉ tiêu, dẫn tới khó khăn, thậm chí có nguy cơ phá sản?

- Vấn đề đặt ra là chúng ta duy trì các trường ĐH, CĐ trong mọi điều kiện hay duy trì nhưng phải bảo đảm chất lượng. Duy trì vì chất lượng nguồn nhân lực, vì người học hay vì các cơ sở giáo dục đào tạo chưa bảo đảm sự tín nhiệm đối với xã hội. Những trường ĐH, CĐ không đủ thí sinh trên điểm sàn đăng ký vào học đã phần nào phản ánh uy tín xã hội của họ. Nếu chỉ vì sự tồn tại của các trường, do tuyển sinh bằng mọi giá, cho đủ chỉ tiêu, có nguồn thu từ học phí sẽ dẫn tới hy sinh chất lượng nguồn nhân lực, hy sinh quyền lợi của người học, xã hội và Nhà nước.

* Có ý kiến cho rằng nếu các trường ĐH, CĐ ngoài công lập bị khó khăn, phá sản sẽ ảnh hưởng tới mục tiêu nâng tỉ lệ người tốt nghiệp ĐH, CĐ trên số dân vì hệ thống trường công lập hiện còn có hạn?

- Vậy chúng ta cần số lượng người được đào tạo hay chất lượng người được đào tạo? Chúng ta rất khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho con em theo học ĐH nhưng không phải vì thế mà tuyển cả những thí sinh không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, khả năng vào học. Để rồi, sau đó lại cung cấp cho xã hội một lực lượng nhân lực không bảo đảm về chất lượng. Như vậy sẽ là nguy hại cho xã hội.

* Sự kêu cứu do không tuyển đủ chỉ tiêu như của các trường ĐH, CĐ ngoài công lập hiện nay là minh chứng cho việc phát triển ồ ạt những trường không đủ chất lượng trong thời gian qua?

- Điều đó quá rõ ràng. Công tác giám sát của Quốc hội nhiệm kỳ vừa qua đã phát hiện ở nhiều cơ sở giáo dục đào tạo, quy mô đào tạo đã vượt xa so với năng lực đào tạo, đặc biệt là các trường ngoài công lập. Khả năng đào tạo của những cơ sở này còn hạn chế nhưng lại tuyển sinh ào ạt, bất chấp chất lượng đầu vào và chỉ chăm chăm vào nguồn thu. Thực tế ấy, không giải quyết thỏa đáng quyền lợi giữa người học và nhà trường.

Chúng ta cần nâng đỡ cho sự phát triển của các cơ sở giáo dục ngoài công lập, song bằng cách khác như tạo điều kiện cho các trường này phát triển cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giảng viên... Khả năng cơ sở đó đến đâu thì đào tạo đến đó, chứ không thể bất chấp tất cả để bảo rằng làm thế là vì xã hội.

* Sự phát triển ồ ạt dẫn đến khó khăn trong tuyển sinh của nhiều trường ĐH, CĐ  ngoài công lập như hiện nay đã được Quốc hội cảnh báo. Có lẽ, cảnh báo này chưa được Chính phủ lưu tâm?

- Nói Chính phủ chưa lưu tâm là không đúng và bản thân Chính phủ cũng không muốn như vậy. Song, có điều là chúng ta đã quản lý không chặt chẽ, chưa đầy đủ và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của kinh tế xã hội.

* Thưa ông, có phải tình trạng này cũng là cơ hội để sàng lọc lại những  trường ĐH, CĐ ngoài công lập không bảo đảm chất lượng đào tạo?

- Đương nhiên. Đây là cảnh báo đối với các trường ngoài công lập, những trường này phải quan tâm hơn đến chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, giải pháp nào cũng phải có lộ trình, chứ không thể làm “rụp” một cái, thực hiện cứng nhắc các biện pháp sàng lọc, làm như thế có thể dẫn tới đổ vỡ. Không bỏ điểm sàn nhưng quyết định điểm sàn thế nào cũng rất quan trọng. Có thể điểm sàn phải ở mức này mới đúng nhưng cũng có thể giảm xuống một chút. Tuy nhiên, không nên bỏ điểm sàn vì nếu bỏ điểm sàn, có thể thí sinh thi 3 môn được 2-3 điểm cũng vào được ĐH.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo