xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sẽ có thêm hàng loạt ngành đào tạo mới

YẾN ANH

Các ngành đào tạo giống nhau sẽ có chung tên ngành và mã ngành thống nhất trên toàn quốc

Từ nhiều năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã yêu cầu các trường phải thay đổi mã ngành đào tạo theo danh mục GD-ĐT cấp IV trình độ ĐH, CĐ mà bộ ban hành.

Tuy nhiên suốt nhiều năm qua, không ít trường bị mắc kẹt vì chưa có được mã ngành. ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP HCM cũng từng rơi vào tình trạng bối rối vì nhiều ngành đào tạo khi thực hiện theo Thông tư 14 đã biến thành ngành không có tên và buộc phải “nhét” vào nhóm ngành khác vì chưa có mã ngành. Đến tận thời điểm này, ngành đô thị học vẫn chưa có mã ngành riêng nên khi đào tạo ngành này, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP HCM phải mượn mã ngành quy hoạch vùng và đô thị, việc này không chỉ gây khó khăn trong công tác tư vấn tuyển sinh, đào tạo của nhà trường mà còn tạo ra nhiều khó khăn cho sinh viên tốt nghiệp khi đăng ký thi tuyển công chức vào các cơ quan nhà nước. Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội Nguyễn Kim Sơn cho biết cách đây vài năm, trường đã phải đóng cửa 20 ngành vì mất mã ngành đào tạo.

Để giải quyết tình trạng này, ngày 10-9, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo thông tư ban hành danh mục GD-ĐT cấp IV trình độ CĐ, ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ với sự tham dự của các trường ĐH khu vực phía Bắc, các trường khối công an, quốc phòng. Ông Nguyễn Minh Đường, Vụ Giáo dục ĐH - Bộ GD-ĐT, cho biết trong danh mục mới mà Bộ GD-ĐT đưa ra lấy ý kiến, bậc CĐ có 22 lĩnh vực đào tạo, 47 nhóm ngành, 163 ngành đào tạo. Với bậc ĐH, có 24 lĩnh vực, 68 nhóm ngành và 310 ngành đào tạo. Ở trình độ thạc sĩ, có 22 lĩnh vực đào tạo, 57 nhóm ngành với 281 ngành. Bậc tiến sĩ có 55 nhóm ngành và 271 ngành đào tạo.

Tại hội thảo, sau khi chia thành 6 nhóm thảo luận theo các lĩnh vực đang đào tạo, các trường đều đề xuất bổ sung một số ngành học mới. Đối với nhóm ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, nghệ thuật, nhân văn, các trường đề xuất  bổ sung ngành sư phạm triết học, công nghệ thiết bị trường học, tiểu học tiếng Anh, mầm non tiếng Anh, hành chính giáo dục, sư phạm kỹ thuật cơ kỹ, công nghệ điện.

Đối với nhóm ngành báo chí, thông tin, kinh doanh quản lý, khoa học xã hội và hành vi, khoa học sự sống, các trường đề nghị bổ sung ngành kinh tế giáo dục, kinh tế tài nguyên, toán ứng dụng trong kinh tế với bậc ĐH, ngành xã hội học ở bậc tiến sĩ...

Với nhóm ngành kỹ thuật, các trường cho rằng những ngành cần điều chỉnh gồm: công nghệ kỹ thuật vật liệu thay cho ngành vật liệu; công nghệ in đổi thành công nghệ kỹ thuật in; công nghệ điện tử viễn thông thành công nghệ kỹ thuật viễn thông; chuyển máy tính về ngành công nghệ thông tin; công nghệ thực phẩm thành công nghệ kỹ thuật thực phẩm; ngành nông thôn thành kỹ thuật công nghiệp nông thôn.

Tại hội thảo, lãnh đạo các trường cũng đề nghị Bộ GD-ĐT cần phải rà soát kỹ và nên giữ nguyên hiện trạng, sau đó cấp cho mỗi ngành một mã số như đánh số nhà. Muốn “xóa sổ” ngành nào phải có ý kiến của các nhà chuyên môn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo