Tiên học lễ, hậu học văn. Câu nói nổi tiếng này có ở tất cả các trường học. Không rõ các giáo viên và học sinh hiểu và thực hiện câu nói này như thế nào, nhưng có lẽ chưa tốt. Có nhiều lý do, cái chính là hình như không phải thầy cô nào cũng thể hiện được cái “lễ’’ để cho học sinh học. Trong cách ăn mặc, giao tiếp, quan hệ, xưng hô, một số giáo viên còn khá “thoải mái” và có phần tùy tiện. Bên cạnh đó, việc dạy thêm (bằng cách cưỡng ép) và dùng nhục hình với học sinh cũng là sự thể hiện chưa có cái “lễ”, cái “đạo” của không ít giáo viên. Ngoài ra, các giáo viên cũng chưa nghiêm túc và thể hiện tinh thần trách nhiệm một cách đầy đủ trong việc dạy cho học sinh chữ “lễ”.
Hiện nay, giáo viên vẫn được xã hội dành một sự kính trọng nhất định, vì thiên chức của nghề giáo. Thế thì, các nhà giáo không thể mặc nhiên có được sự tôn trọng đó mà không có ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu.
Tôi đề nghị trong công tác đào tạo, tuyển dụng, bổ nhiệm... đối với giáo viên và cán bộ quản lý cần phải theo một số quy trình chặt chẽ, nghiêm túc và lấy chất lượng đặt lên hàng đầu. Đã qua cái thời thiếu giáo viên đến độ phải “chắp vá”. Nay nên đặt đức - tài - tâm của người giáo viên để xem xét, đánh giá. Khi đã đãi ngộ xứng đáng cho giáo viên tốt thì cũng mạnh tay loại những giáo viên không bảo đảm yêu cầu ra khỏi ngành.
Qua giám sát về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhận định: “Nguyên nhân sâu xa của sự suy thoái đạo đức của một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lương và thu nhập không đủ sống. Nhà giáo cũng như công chức, viên chức đều phải làm thêm để tăng thu nhập |
Hàng loạt vụ việc liên quan đến sự suy thoái đạo đức của một bộ phận giáo viên làm xã hội lo lắng: nhận tiền để chạy trường ở Trường THPT Lê Quý Đôn, đổi điểm lấy tình ở Trường CĐ Phát thanh truyền hình Trung ương I, giám thị bị “mua” ở Hà Tây... Kết luận của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội sau khi khảo sát ở cơ sở cũng đã gióng lên tiếng chuông về sự suy thoái này. Nguyên nhân của sự suy thoái này? Giải pháp ngăn chặn? Diễn đàn đang chờ ý kiến của bạn đọc. Bài tham gia xin gửi về: Báo NLĐ, 127 Võ Văn Tần, Q.3; e-mail: khoagiao@nld.com.vn |
GS-TSKH Tào Hữu Phùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của QH: Suy thoái đạo đức không phải do thu nhập thấp Lương giáo viên đâu có thấp. Trong khi lương của các sinh viên khác mới đi làm chỉ có hệ số 1 thì của sinh viên vừa tốt nghiệp ĐH Sư phạm là 1,6, chỉ thấp hơn lương quân đội, công an. Rồi còn 30% - 40% phụ cấp đứng lớp. Tôi biết nhiều giảng viên ĐH, CĐ không phải là nghèo. Trước kia, thời bao cấp, nghèo lắm chứ, phải ăn bo bo đi dạy học nhưng đâu có tiêu cực? Vì vậy, suy thoái đạo đức không phải nằm ở nguyên nhân thu nhập thấp. Vấn đề xuất phát từ cái tâm của người thầy. Cái tâm ấy mỗi người phải tự rèn luyện, bồi dưỡng bên cạnh sự giáo dục, bồi dưỡng của Nhà nước. Qua kiểm toán, có giảng viên ĐH có giờ đứng lớp vượt tới 4.000 giờ so với quy định. Nên quy định chặt chẽ tiêu chuẩn số giờ dạy của mỗi giảng viên để họ có thời gian dành cho việc nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ. A.Phương ghi |
Bình luận (0)