xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thi tuyển, xét tuyển vào lớp 6: Rối như đèn cù

Lưu Nhi Dũ

(NLĐO) - Câu chuyện xét tuyển và thi tuyển vào lớp 6 ở Hà Nội trong những ngày qua như cái đèn cù, cứ chạy vù vù mà chẳng biết khi nào dừng, dừng ở đâu, lúc thì cho phép một số trường khảo sát năng lực để xét tuyển, lúc thì cấm...

Việc cấm thi tuyển vào lớp 6 với bất kỳ hình thức nào của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) làm cho nhiều địa phương phải tìm phương thức phù hợp để xét tuyển. Khó khăn nhất trong tuyển sinh là đối với các trường chuyên ở bậc THCS.

Sáng cho, tối lại cấm

Hà Nội là địa phương đang lúng túng tìm phương án tuyển sinh vào lớp 6. Mới hôm qua, 17-4, Sở GD-ĐT Hà Nội cho phép 3 trường thực hiện khảo sát năng lực học sinh để tuyển sinh vào lớp 6, gồm các Trường: Marie Curie, Nguyễn Tất Thành và Lương Thế Vinh. Các trường còn lại nếu có số lượng hồ sơ vượt chỉ tiêu đều phải xét tuyển.

Học sinh lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa trong buổi lễ khai giảng. Ảnh: Tấn Thạnh

Học sinh lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa trong buổi lễ khai giảng. Ảnh: Tấn Thạnh

Tuy nhiên, điều bất ngờ là quyết định trên có thời gian hiệu lực chỉ có vài tiếng đồng hồ vì ngay trong tối 17-4, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Văn Đại đã có văn bản hỏa tốc gửi UBND các quận, huyện; các Phòng GD-ĐT yêu cầu chỉ đạo tất cả các trường THCS trên địa bàn TP Hà Nội tuyển sinh vào lớp 6 theo phương thức xét tuyển, không được phép thi tuyển dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả việc xét tuyển kết hợp với đánh giá năng lực học sinh qua chỉ số IQ, EQ…

Công văn này giải thích sở dĩ phải làm như vậy vì TP Hà Nội phải làm đúng theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, của UBND TP Hà Nội về việc không thi tuyển vào lớp 6. Nói thẳng ra chính UBND TP Hà Nội đã không đồng ý phương án của Sở GD-ĐT TP Hà Nội trong việc cho 3 trường được xét tuyển kết hợp với các hình thức đánh giá năng lực, chỉ có một hình thức duy nhất là xét tuyển.

Với công văn này, UBND TP Hà Nội đã làm đúng với tinh thần hướng dẫn của Bộ GD-ĐT nhưng trên thực tế lại làm cho việc tuyển sinh vào lớp 6 với các trường đặc biệt như Trường chuyên Hà Nội - Amsterdam rất khó khăn. Ngoài ra, cũng khó có lời giải phù hợp với một số trường dân lập có số lượng học sinh theo học lớn, sẽ xét tuyển bằng cách nào và vì sao trường dân lập lại không được tự chủ trong tuyển sinh?...

Cấm thi từ năm học 2015

Tháng 11-2014, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận ban hành chỉ thị chấn chỉnh tình trạng dạy thêm học thêm đối với giáo dục tiểu học. Theo đó Bộ GD-ĐT nêu rõ các trường không tổ chức khảo sát năng lực học sinh, không tổ chức thi tuyển vào lớp 6.

Tại cuộc họp giao ban với lãnh đạo sở GD-ĐT của 5 thành phố lớn hồi cuối năm 2014, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tiếp tục khẳng định: “Về nguyên tắc không được thi để lấy trình độ văn hóa để chọn vào lớp 6 vì đây là cấp học phổ cập đối với thanh, thiếu niên từ 11 đến 18 tuổi chưa tốt nghiệp THCS. Nếu tổ chức bài thi, luyện thi thì dẫn đến một loạt hệ quả và không đúng với chủ trương phổ cập. Nếu thi hay kiểm tra văn hóa để tuyển vào thì chính chúng ta gây nên tình trạng dạy thêm học thêm chứ không phải các cháu và cha mẹ các cháu”.

Quan điểm của Bộ GD-ĐT phản ánh đúng bản chất của mục tiêu giáo dục THCS là phổ cập. Việc không thi tuyển vào lớp 6, tiến tới xóa trường chuyên ở bậc THCS là đúng định hướng giáo dục phổ thông. Thực tế đã chứng minh, nếu còn tổ chức thi tuyển vào lớp 6 thì còn học thêm, dạy thêm, gây áp lực lên học sinh tiểu học. Ngay cả việc bỏ trường chuyên ở bậc THCS cũng cần thiết vì xóa bỏ những đặc quyền của nó và thúc đẩy các trường THCS thi đua dạy tốt, học tốt, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Về nguyên tắc, việc Bộ GD-ĐT cấm tuyệt đối việc thi tuyển vào lớp 6 là đúng với đường lối giáo dục của Đảng, nhằm thực hiện nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 24-12-1996 "không tổ chức trường chuyên ở tiểu học và THCS, trừ các trường năng khiếu về nghệ thuật và thể thao”.

Sao vẫn còn trường chuyên cấp THCS?

Với những quy định của Bộ GD-ĐT, trường chuyên cấp THCS sẽ “chết”? Có vẻ đó là hệ quả tất yếu khi mà việc thi tuyển vào lớp 6 bị cấm, tuy nhiên chưa thấy động thái nào của Bộ GD-ĐT để giải quyết vấn đề này.

Về chủ trương trường chuyên, cũng có hàng loạt câu hỏi cần trả lời. Các chuyên gia giáo dục lo ngại các trường chuyên ở cấp THCS sắp tới đây sẽ hoạt động như thế nào, vì nhiều trường đã tồn tại và hoạt động trong nhiều năm qua? Các trường chuyên như vậy có đạt hiệu quả xã hội hay không, cũng cần được tổng kết, đánh giá. Nếu không có trường chuyên cấp THCS thì các trường chuyên ở cấp THPT lấy nguồn đâu ra để tuyển sinh?

Học sinh chen chân thi vào Trường THCS Nguyễn Tất Thành

Học sinh chen chân thi vào Trường THCS Nguyễn Tất Thành

Ở một góc nhìn khác, trên thực tế nhiều năm qua một số trường THCS ở TP HCM, Hà Nội “tự phong” cho mình danh hiệu “trường điểm”, để đưa ra những tiêu chí xét tuyển vào lớp 6 rất cao. Ví dụ có trường đưa ra điều kiện phải là học sinh giỏi trong 5 năm liền ở tiểu học, có điểm môn toán và văn phải 10 hoặc 9 điểm… Tiêu chí đó đã gây áp lực rất lớn đối với học sinh, tạo điều kiện cho việc dạy thêm và học thêm phát triển, lò luyện thi vào lớp 6 mọc lên như nấm. Đặc biệt, áp lực đó làm cho các trường tiểu học và ngay cả phụ huynh học sinh phải chạy theo thành tích để đủ điều kiện vào lớp 6 các “trường điểm”!

Một câu hỏi khác: Vậy các trường chuyên như trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa ở TP HCM hoặc trường Hà Nội - Amsterdam sẽ về đâu?

Lấy Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa làm ví dụ. Trường này vừa đưa ra phương án tuyển sinh năm học tới đây, đã được UBND TP HCM chấp thuận, mà theo lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM cho là chỉ “khảo sát” chứ không phải thi cử gì cả. Theo đó, học sinh muốn đăng ký xét tuyển vào trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa phải hoàn thành chương trình cấp tiểu học có điểm kiểm tra định kỳ cuối năm lớp 5 ở mỗi môn tiếng Việt và Toán từ 9 điểm trở lên. Ngoài ra, học sinh còn tham gia bài khảo sát năng lực bằng tiếng Anh.

Cách kiểm tra như trên của trường Trần Đại Nghĩa, nếu dưới sự quản lý của UBND TP Hà Nội, lập tức sẽ bị “tuýt còi”. Vậy tại sao UBND TP HCM lại chấp nhận cách tuyển sinh này?

Và câu hỏi nêu ra sau đây có vẻ khó trả lời: Bộ GD-ĐT cấm mở trường chuyên ở bậc THCS, vậy tại sao những trường như vậy vẫn tồn tại và thậm chí còn phát triển?

 

Tuyển sinh lớp 6 bằng cách nào?

Quan điểm của Bộ GD-ĐT rất rõ ràng, nếu cơ sở giáo dục có số lượng học sinh đăng ký vào lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh thì các cơ sở giáo dục phải xây dựng phương án tuyển sinh phù hợp, trình cấp có thẩm quyền ở địa phương quyết định. Tuyệt đối không tổ chức thi tuyển.

Để đảm bảo nguyên tắc nêu trên, nhiều trường THCS có lượng học sinh xét tuyển lớn vào lớp 6 rất lúng túng. Những trường như trường Trần Đại Nghĩa (TPHCM), Hà Nội-Amsterdam, THCS Cầu Giấy (Hà Nội) muốn vào được còn khó hơn thi đại học. Ví dụ trường Trần Đại Nghĩa ở năm học 2014-2015 tuyển 320 học sinh, trong khi số thí sinh thi vào lên đến gần 4.000! Ngay cả những trường THCS ở quận 1, quận 3 tại TP HCM, số lượng nộp hồ sơ xét tuyển cũng rất cao.

Vậy làm cách nào để các trường tuyển sinh vừa đảm bảo nguyên tắc của Bộ GD-ĐT, vừa đảm bảo đủ chỗ cho học sinh trên địa bàn là câu hỏi nhiều trường, nhiều địa phương phải tìm cách trả lời.

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo