Những khó khăn mà ông Hinh nêu Tại tọa đàm Trao đổi thực trạng dạy và học Tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài và các giải pháp ngày 22-8, có kể thể kể đến như: thiếu giáo viên, thiếu tài liệu, việc đầu tư quan tâm, ý thức đến việc học tiếng Việt cũng có mức độ, trong mỗi gia đình cũng có nhận thức khác nhau, có thể là do bố mẹ phải làm ăn, kinh doanh buôn bán nên sự tiếp xúc giữa bố mẹ - con cái khó khăn.
Theo đề án của Chính phủ, đã có bộ sách Tiếng Việt vui, Quê Việt có thể vào trang web của Bộ GD-ĐT để tải về và chương trình dạy tiếng Việt trên truyền hình. Thủ tướng cũng đã phê duyệt đề án Dạy tiếng Việt online và sẽ xây dựng một cổng thông tin để giúp người Việt ở nước ngoài học tiếng Việt trực tuyến.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người VIệt ở nước ngoài Lương Thanh Nghị cho biết theo thống kê sơ bộ hiện nay ở Mỹ có khoảng 200 trung tâm/cơ sở dạy tiếng Việt, ở Thái Lan có 39 lớp, Campuchia có 33 điểm trường/lớp, Lào có 13 trường/trung tâm dạy tiếng Việt. Các nước Pháp, Đức, Czech, Nga cũng có hàng chục trung tâm dạy tiếng Việt. Tuy nhiên, các cơ sở dạy tiếng Việt thường quy mô nhỏ, mang tính tự phát, không có tài trợ thường xuyên, cơ sở vật chất thiếu thốn, số lượng học không nhiều.
Phương thức học chủ yếu học kiểu mặt đối mặt, một phần học trên mạng qua các trang web. Ở một số ít nước, tiếng Việt được giảng dạy như là một ngoại ngữ, học sinh sinh viên học tập trung ở trường, lớp. Còn các lớp học tiếng Việt do các hội, đoàn kiều bào kết hợp đứng ra tổ chức dạy cho con em kiều bào, chủ yếu học vào ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ hè hoặc kết hợp vào các chuyến giao lưu, thể thao, du lịch do các hội, đoàn kiều bào và Ủy ban Nhà nước về người Việt ở nước ngoài tổ chức. Các cơ sở này hầu hết không có sách giáo khoa, tài liệu dạy tiếng Việt, từ điển, băng, đĩa… Nhiều nơi sử dụng sách giáo khoa tiếng Việt do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành.
Những năm gần đây một số nhà giáo, trí thức trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài đã tự biên soạn sách giáo khoa, sách tham khảo, tài liệu dạy - học để phục vụ cho việc dạy và học tiếng Việt ở nước sở tại nhưng nhìn chung những cuốn sách này chưa đảm bảo yêu cầu chuyên môn, không được cập nhật thường xuyên. Thiếu giáo viên được đào tạo bài bản, chủ yếu là tình nguyện viên thiếu kỹ năng sư phạm, lương và chế độ đãi ngộ không đảm bảo để có thể gắn bó lâu dài với công việc dạy tiếng Việt.
Bình luận (0)