xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thiếu triết lý giáo dục

Đặng Trinh

Một số chuyên gia giáo dục cho rằng dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vừa được công bố không dựa trên một triết lý giáo dục thống nhất nào nên đã đặt ra những mục tiêu xa vời

Giáo viên một trường tiểu học tại quận 1, TP HCM cho biết trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, mới chỉ thấy đưa ra những nội dung chung chung, chưa có biện pháp nào khả thi để giải quyết bức xúc từ thực tiễn. “Muốn giảm tải, muốn giáo viên đổi mới phương pháp thì đừng bắt chúng tôi phải dạy một lớp 50 học sinh” - giáo viên này nói.

Đổi mới không nằm ở tên gọi môn học

ThS Lê Ngọc Điệp, nguyên Trưởng Phòng Giáo dục tiểu học Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, cho biết cốt lõi của đổi mới giáo dục là đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy chứ không phải chỉ là đổi mới tên gọi các môn học. Ví dụ, tên gọi môn học “Trải nghiệm sáng tạo” thì nội dung môn học đó là gì, tổ chức môn học đó ra sao mới quan trọng.


Chương trình mới cần chú trọng các hoạt động trải nghiệm cho học sinh Ảnh: Tấn Thạnh

Chương trình mới cần chú trọng các hoạt động trải nghiệm cho học sinh Ảnh: Tấn Thạnh

Hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận Tân Phú, TP HCM cho hay là đã có nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng một học sinh độ tuổi tiểu học chỉ có thể ngồi im được 4 giờ/ngày. Như vậy, thiết kế chương trình phải chú ý điều này. “Trong 4 giờ đó thì dạy gì, thời gian còn lại tổ chức hoạt động ra sao? Tôi có điều kiện tham dự khá nhiều tiết học của học sinh ở các nước lân cận, ví dụ Singapore. Học sinh của họ được tham gia nhiều hoạt động vui chơi và các hoạt động được tổ chức chuyên nghiệp. Còn nước mình, có bao nhiêu trẻ em đến trường được chơi, được tham gia các hoạt động trải nghiệm? Dễ thấy nhất, chương trình buổi 2 hiện nay của chúng ta vẫn đa số là bắt học sinh ngồi học, phản khoa học và tội đứa trẻ vô cùng” - vị này nhận xét.

Vai trò của người thầy ở đâu?

Theo ông Lê Ngọc Điệp, tên gọi các môn học như bắt buộc, tự chọn… nhiều nước trên thế giới họ cũng dùng, ngay như nước gần nhất là Thái Lan cũng vậy. Nhưng những người biên soạn chương trình cần làm rõ cách thức tổ chức, nội dung, phương pháp truyền thụ các môn học. Cần phải hiểu rằng tri thức, tư duy, kỹ năng đều thâm nhập vào trí óc thông qua hoạt động, hình thành kỹ năng, ý thức thông qua hoạt động chứ không phải ngồi một chỗ và dạy học là kỹ năng, là tri thức. “Chúng ta dạy là dạy cho đứa trẻ kỹ năng, tư duy, phẩm chất để thích nghi với thời cuộc, không hẫng hụt khi xã hội thay đổi, phát triển chứ không phải chỉ hướng đến kiến thức một giai đoạn. Kiến thức của năm nay, 12 năm sau rõ ràng đã quá lạc hậu rồi” - ông Điệp nhấn mạnh.

PSG-TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP HCM, cho rằng có vẻ những người xây dựng chương trình khá chủ quan khi soạn một dự thảo mà chỉ dựa trên ý kiến của một số cá nhân, thiếu khảo sát thực tế. Có một triết lý giáo dục là nền giáo dục dù tiên tiến thế nào cũng phải luôn ghi nhớ đó là không có nền giáo dục nào phát triển trên trình độ người thầy. Vậy người thầy ở vị trí nào trong chương trình giáo dục phổ thông mới?

Ông Lê Ngọc Điệp cũng cho rằng vấn đề cực kỳ quan trọng mà chưa thấy dự thảo đề cập nhiều là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để đáp ứng các yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục. “Phải có khảo sát tổng thể hệ thống các trường sư phạm hiện nay đang đào tạo giáo viên thế nào, đáp ứng được hay chưa?” - ông Điệp nói.

TP HCM vẫn quyết làm sách giáo khoa riêng

Trước câu hỏi của phóng viên Báo Người Lao Động về việc GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông, nêu quan điểm cá nhân là các Sở GD-ĐT không nên biên soạn sách giáo khoa riêng vì nếu như vậy các trường học trên địa bàn sẽ không có quyền lựa chọn, nếu 63 sở cùng đăng ký tổ chức biên soạn sách giáo khoa sẽ dẫn đến tình trạng 63 “sứ quân” rất khó kiểm soát; ông Đỗ Minh Hoàng - Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP HCM - cho rằng đó chỉ là quan điểm cá nhân, không phải là quan điểm chính thức của Bộ GD-ĐT. TP HCM đã được đồng ý về mặt chủ trương để biên soạn sách giáo khoa riêng nên vẫn tiến hành. Theo ông Hoàng, mọi công tác chuẩn bị, về nguồn lực cũng như đội ngũ biên soạn đã sẵn sàng. Khi có chương trình khung của bộ, TP HCM sẽ tiến hành ngay.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo