Thiếu tướng Lê Minh Mạnh, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, Cục A05 đã phát hiện thí sinh sử dụng thiết bị công nghệ cao để gian lận thi cử, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt 1 nhóm đối tượng có 23 người với tội danh cố ý làm lộ bí mật Nhà nước.
Hình ảnh tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp THPT nhiều năm trước tại một hội đồng thi của Bắc Giang
Trong sự việc này, thí sinh sử dụng camera cúc áo để quay chụp đề thi, sau đó đưa hình ảnh đề ra ngoài qua thiết bị trung gian. Khi đề được giải xong, đáp án sẽ được truyền vào qua tai nghe hạt đậu. Các thiết bị này đều rất nhỏ khiến cán bộ coi thi khó phát hiện.
Theo Thiếu tướng Lê Minh Mạnh, tình trạng mua bán thiết bị ghi âm, ghi hình ngụy trang hiện vẫn còn tồn tại, tiềm ẩn nguy cơ các đối tượng sử dụng thiết bị công nghệ cao để gian lận thi cử.
Qua rà soát trên thị trường, cơ bản các thiết bị phát sóng cơ bản trong khoảng từ 20-25 m. Do đó, quy định bố trí địa điểm bảo đảm an toàn, cách biệt phòng thi tối thiểu 25 m để bảo quản vật dụng cá nhân và các tài liệu và vật dụng bị cấm mang vào phòng thi giúp hạn chế xảy ra gian lận thi cử sử dụng công nghệ cao.
"Công nghệ phát triển nhanh, khoảng cách này có thể xa hơn, nên chúng tôi khuyến nghị nơi bảo quản thiết bị của thí sinh để càng xa càng tốt", - thiếu tướng Lê Minh Mạnh cho hay.
Tiếp thu ý kiến này, để ngăn ngừa các hành vi gian lận có thể xảy ra, trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, Bộ GD-ĐT đã bổ sung một quy định mới, đó là yêu cầu bố trí địa điểm bảo đảm an toàn, cách biệt phòng thi tối thiểu 25 m để bảo quản vật dụng cá nhân và các tài liệu, vật dụng bị cấm mang vào phòng thi.
Bình luận (0)