xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thỏa thuận tự nguyện?

Đặng Trinh

Câu chuyện về lạm thu tiền trường dường như vẫn chưa lắng xuống, nhất là sau khi có kết quả thanh tra của Bộ GD-ĐT mới đây về tình hình thu, chi đầu năm học tại 2 TP lớn là TPHCM và Hà Nội. Dư luận băn khoăn là số trường sai phạm theo kết quả thanh tra có phản ánh hết tình hình lạm thu? Những trường nằm ngoài sổ “đen” có hoàn toàn minh bạch?

Thực tế, năm nào Bộ GD-ĐT cũng thanh tra nhưng chỉ có tính hình thức, vì thế không thể hạn chế được tình trạng lạm thu. Việc phụ huynh cho con nghỉ học để phản đối những khoản thu vô lý tại Trường Mầm non Định Công, huyện Yên Định - Thanh Hóa vừa qua là lời cảnh báo mạnh mẽ về tình trạng thu quá mức.

Các chuyên gia giáo dục cho rằng lạm thu là căn bệnh trầm kha của ngành giáo dục, đòi hỏi phải có giải pháp căn cơ chứ không thể giải quyết theo kiểu không quản được thì cấm. Khi Bộ GD-ĐT siết chặt quy định thu, chi thì những khoản thu khác về tên gọi nhưng cùng mục đích cũng nảy sinh. Đơn cử, khi TPHCM không tăng học phí, không thu tiền cơ sở vật chất thì những khoản như quỹ bảo trợ nhà trường, hỗ trợ hoạt động dạy và học… cũng đều đều xuất hiện.

Ngay cả chủ trương xã hội hóa giáo dục cũng bị lợi dụng dưới các danh nghĩa tự nguyện. Mới đây, nhiều phụ huynh Trường THPT Lý Tự Trọng, quận Tân Bình-TPHCM cho biết ban đại diện hội phụ huynh học sinh (PHHS) nhà trường đã gửi thư ngỏ vận động kinh phí hỗ trợ các công trình của nhà trường. Dù đây là mức thu tự nguyện nhưng lại được áp đặt cho HS ở từng khối lớp.
 
Theo đó, khối 12: 100.000 đồng, khối 11: 120.000 đồng và khối 10 là 150.000 đồng. Quỹ ban đại diện PHHS cũng được thống nhất “tự nguyện” là 250.000 đồng. Trường Tiểu học Hồ Văn Cường,quận Tân Phú-TPHCM ấn định mức đóng góp quỹ ban đại diện PHHS là 150.000 đồng…Trong khi đó, Sở GD-ĐT TPHCM đã quy định những khoản thu tự nguyện không được phân bổ trên đầu HS.
 
Bà Võ Ngọc Thu, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 5-TPHCM, nhìn nhận xã hội hóa là biết khơi gợi đúng người, đúng nguồn lực chứ không thể cào bằng nhưng thực tế, nhiều trường vẫn phớt lờ quy định của sở. Nhiều người đặt câu hỏi: Nếu không có sự gợi ý, đứng sau của nhà trường thì ban đại diện PHHS liệu có “hăng hái” phát động đến thế?
 
Ở  thư ngỏ của Trường THPT Lý Tự Trọng, bà Phạm Thị Thu Thảo, hiệu phó nhà trường, còn cùng ký tên, đóng dấu. Nhiều PHHS chua xót: “Có chữ ký của lãnh đạo trường thì còn ai dám không đóng. Thỏa thuận như vậy thì sao gọi là tự nguyện?”. Trong khi đó, trao đổi với chúng tôi, bà Thảo cho rằng: “Ban đại diện PHHS của trường tự thống nhất mức đóng góp như thế thì tôi… chịu”.

Bộ GD-ĐT quy định trách nhiệm của nhà trường là giám sát các hoạt động của ban đại diện PHHS nhưng nếu lãnh đạo nào cũng giám sát kiểu “tôi chịu” và để ban đại diện PHHS muốn làm gì thì làm thì bao giờ PHHS mới bớt nỗi lo gánh nặng tiền trường?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo