Có tiếng Việt, khách đã có chìa khóa để có thể bước vào bất kỳ ngôi nhà Việt
Sau này, Rosemary hay gặng hỏi tôi: “Khi em nói sao chị hay tủm tỉm vậy?”. Tôi không đừng được tiếng cười: "Vì tiếng Việt ở em quá siêu, chị không bao giờ hết thú vị và ngưỡng mộ!'.
Năm đó, trên tấm card của Rosemary chưa có họ Nguyễn của chồng. Năm đó, cô vừa tốt nghiệp khoa mỹ thuật của Đại học Yale và xung phong tham gia một dự án văn học với trường mình: đánh đường sang Việt
Và cô đã chọn dịch Ngô Ngọc Bội, Nguyễn Quang Thân, Lê Văn Thảo, Phạm Hoa, Nguyễn Quang Lập, Trần Trung Chính, Kim Sa Trung, Dạ Ngân.
Tin tuyệt đối vào thẩm định cá nhân của người dịch, kiểu dùng người ấy đã cho Đại học Yale tập song ngữ Nine stories from Viet Nam writers union newspaper Báo Văn Nghệ, một trong những đầu sách tư liệu quý dành cho giảng dạy văn học Việt Nam ở Mỹ. Rosemary còn kiêm luôn trình bày sách và minh họa cho từng truyện ngắn.
Duyên và nghiệp của mỗi người là một con đường bí ẩn, như thể đã được lập trình không sao giải thích được, điều mà người Việt chúng ta vẫn tin là số phận. Chính Rosemary cũng không ngờ từ lúc cái tên Việt
Cô kể, thời trẻ cô đã muốn chọn một nơi của châu Á để làm tình nguyện viên và cô đã được cử đến trại tị nạn của người Việt ở Hồng Kông để giúp họ học tiếng Anh. Cô ghi nhận ở người Việt tài xoay xở và kha năng giỏi thích nghi. Riêng tiếng Việt của họ thì quá khó phát âm, “không dễ xơi được”.
Một lần, trong khuôn viên trại, cô nhìn thấy một người đàn ông châu Âu đứng tuổi thu hút nhiều người Việt vây quanh bởi thứ tiếng Việt lưu loát ở ông. Cô chợt muốn mình thông thạo tiếng Việt và được quý trọng như vậy.
Người ấy làm việc ở sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội, đã chăm chú nghe cô trình bày nguyện vọng bằng tiếng Anh và ngay lập tức, ông thấy có cảm tình đặc biệt với cô gái tóc vàng này. Ông đã làm hết sức mình để Rosemary có được tấm visa vào Hà Nội, sau khi cô phải chờ ở Thái Lan sáu tháng (lúc ấy Việt
Hà Nội thời bao cấp ngập tràn xe đạp, nghèo khó nhưng không ít lãng mạn. Sinh viên theo học tiếng Việt, những người không thuộc khối xã hội chủ nghĩa phải ở bên ngoài Trường Đại học Ngoại ngữ, khá xa Cầu Giấy. Rosemary nói: "Tái Ông mất ngựa", nhờ vậy mà cô lục lạo được nhiều nơi và học được rất nhiều ở những bà hàng nước vỉa hè.
Hai năm kẽo kẹt, về Mỹ, cô bắt đầu kiếm sống bằng nghề phiên dịch cho các vụ xử liên quan đến người Việt ở tòa án, nhưng hóa ra, có thứ tiếng Việt "khủng khiếp" của người miền Trung, kiểu "tui biết một ít tiếng Phốp chứ không nói được tiếng Eng”.
Lại có những người Việt gốc Sài Gòn kêu: "Tui không thích người phiên dịch nói tiếng Hà Nội, tòa tìm cho tui người nói giọng miền
Về lại Mỹ lần này cô mới thực sự nổi danh là một phiên dịch "khét tiếng" ở các tòa án cấp bang trong các vụ xử khó. Thế là tiếng Việt đã dắt dẫn cô đi sâu hơn nữa, với trái tim nghệ sĩ và khả năng sinh ngữ kỳ tài, cô để mắt đến văn học Việt Nam qua những Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Phan Thị Vàng Anh...
Rosemary và nhà văn Dạ Ngân
Cuộc đời vẫn chưa hết những bất ngờ, hữu duyên. Và rồi run rủi của tiếng Việt đã thu xếp cho đời cô một anh chàng kỹ sư tin học gốc gác Cần Thơ. Lần này cô đã có một kho Nam Bộ ngay trong nhà mình. Trời cho chứ còn gì nữa! Cô càng đắt khách hơn.
Không cần nhiệm sở, không cần phải vật lộn đường sá mà vẫn thung dung với nghề "phiên dịch thương mại” - chữ của cô. Tiếng Việt đã cho cô cuộc sống ngoài mong đợi. Cô thạo ca dao, thành ngữ đến nỗi đã tự trào về người chồng thấp lùn của mình: "Chồng thấp mà lấy vợ cao, như đôi đũa lệch so sao cho vừa!”.
Từ Mỹ, Rosemary gửi cho chúng tôi tấm thiệp báo hỷ do chính tay cô thiết kế cùng với lá thư dài trong đó có câu: "Chị và anh biết không, anh Hiếu và em đã có một đêm trăng mật dưới mái lều, trước khi đi ngủ, bọn em đã thức rất khuya để ngồi ngắm những con sao”.
Lần duy nhất chúng tôi bắt được một lỗi về tiếng Việt. Cô bảo cô sợ nhất đại từ nhân xưng trong tiếng Việt và những hình dung từ, ví như ngựa ô, mèo mun, dầu hắc, quần lãnh, răng nhức hạt na... và không biết khi nào thì con, cái, chiếc mà lại có thêm cả từ ngôi để chỉ đình đền, chùa chiền nữa. Trong suy luận của cô, sao phải là con chứ không thể là ngôi được, vì có phải chỗ để thờ cúng đâu mà.
Mùa Giáng sinh năm 2005, sau mấy năm vừa nuôi con nhỏ vừa dịch một tập truyện ngắn của nhà văn Đoàn Lê để in ở Mỹ, Rosemary cùng chồng và con gái rời Mỹ để sống hơn hai năm ở Hà Nội. Nguyễn Ngọc Hiếu có kế hoạch bảo vệ luận văn cao học ở Trường Hawaii phân hiệu hợp tác với Đại học Quốc gia Hà Nội, Rosemary thì ở gần tác giả tiểu thuyết An In signoicant Family (tên tiếng Anh của Gia đình bé mọn) để hoàn thành bản dịch theo hợp đồng với Nhà Xuất bản Curbstone Press.
Và nữa, việc này tại có vẻ quan trọng hơn cả: con gái Ly Ly của cô đã đến tuổi lớp 1, cô muốn nó có hai năm học tiếng Việt để vào đời, hy vọng nó sẽ phong lưu và độc đáo như mẹ, ở Mỹ. Một mũi tên ba mục đích, đúng là tư duy Mỹ, thiết kế Mỹ và cung cách dấn bước của người Mỹ. Cuối năm 2007, cả nhà về lại Seatle bang Washington, mọi thứ hoàn tất mỹ mãn, như đã được lên kế hoạch bằng máy.
Hai năm nay, hè nào cô cũng trở lại Việt Nam để con gái về thăm quê cha, để gặp lại bạn bè thân thiết và để lượn lờ ở các nhà sách tìm một tác phẩm nào đó khiến cô muốn tiếp tục cống hiến cho độc giả Mỹ bản dịch với thương hiệu là Rosemary Nguyen.
Mỗi lần về lại Mỹ, hành lý của cô là một va ly sách, trong đó có những cuốn dành để đọc hằng đêm cho con gái. Trong một lần chúng tôi trò chuyện về việc chuyển ngữ văn học, cô nói cô đã luôn cố gắng dịch đúng những gì mình cảm nhận về nguyên tắc, lúc ấy cô bé Ly Ly nói góp ngay: "Không, mẹ phải nói là dịch sát chứ không phải là dịch đúng, mẹ ạ”. Vậy đó! Từ một ước nguyện mơ hồ về tiếng Việt, một phụ nữ Mỹ đã thành danh và rồi cô con gái tám tuổi đã được thiết kế một tương lai đầy hứa hẹn, cũng trên cái gốc nền tiếng Viêt.
Một buổi tối Hà Nội cách nay đã 15 năm, Rosemary xuất hiện trong căn hộ của chúng tôi. Sau vài câu chào hỏi, chủ nhà ngẩn ngơ vì cô em xa nửa vòng trái đất này ruột rà với tiếng Việt như một Việt kiều. Chúng tôi chưa thấy một người ngoại quốc nào rôm rả và thành thạo tiếng Việt như vậy. Khách còn bạo dạn nhận xét: “Nhà anh chị có gác xép, điển hình cho kiểu nhà Hà Nội thời bao cấp, hả?”. Trời đất, tiếng Việt của em vừa chuẩn Hà Nội vừa pha một ít phương ngữ Sài Gòn, sao em giỏi một cách kỳ lạ vậy cô em?
Bình luận (0)